Găng tay là một trong những thiết bị bảo hộ lao động cần thiết nhằm bảo vệ đôi tay trong quá trình làm việc cũng như đảm bảo tiến độ công việc. Hiện nay có rất nhiều lĩnh vực cần ứng dụng găng tay bảo hộ lao động, cùng Nam Long điểm qua một vài đối tượng phổ biến dưới đây.
1/ Nhân viên y tế
Găng tay bảo hộ là lao động là vật dụng cần thiết được cán bộ, nhân viên y tế, thậm chí là người nhà chăm sóc bệnh nhân sử dụng nhằm đảm bảo an toàn, ngăn ngừa nguy cơ phơi nhiễm làm lây nhiễm bệnh khi tiếp xúc trực tiếp với máu hoặc chất dịch cơ thể của bệnh nhân nhiễm khuẩn, đây là yêu cầu bắt buộc. Theo đó, phổ biến nhất vẫn là dòng găng tay y tế dùng 1 lần đạt tiêu chuẩn của Bộ y tế.
Găng tay y tế dùng 1 lần có thể được làm bằng mủ cao su thiên nhiên latex hoặc cao su tổng hợp nitrile, có bột hoặc không có bột tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người cũng như tính chất công việc.
>>> Tham khảo : Hướng dẫn mua găng tay cao su y tế chất lượng giá rẻ
2/ Nhân viên vệ sinh đô thị
Vì thường xuyên phải tiếp xúc với nhiều loại rác thải, do đó găng tay bảo hộ lao động là một vật không thể thiếu đối với các nhân viên vệ sinh đô thị. Điều này vừa giúp giữ sạch đôi tay cũng như đảm bảo tay không bị trầy xước, vết cắt khi tiếp xúc với nhiều rác thải hình thù khác nhau.
Găng tay nhân viên vệ sinh đô thị thường dùng là dòng găng tay cao su dày, dài lên đến khuỷu tay để đảm bảo an toàn tối đa.
3/ Người làm vườn
Người làm vườn cũng là một trong những đối tượng cần đeo găng tay khi làm việc. Thường thì găng tay làm vườn được làm bằng vải, tuy nhiên vì phải tiếp xúc với nước, phân bón và hóa chất nên nhiều người chọn các dòng găng tay cao su dày, dài để đảm bảo an toàn.
4/ Người nội trợ
Nếu trước đây, chị em nội trợ không quá quan trọng việc đeo găng tay bảo hộ lao động khi chế biến thực phẩm, rửa chén bát, giặt đồ… thì nay trước những mối tiềm ẩn của hóa chất tẩy rửa đến đôi tay cũng như thực phẩm, găng tay đã trở thành một vật dụng không thể thiếu trong nhà bếp.
Việc đeo găng tay không chỉ giúp công việc nội trợ trở nên nhanh, gọn, lẹ hơn mà quan trọng nhất là bảo vệ đôi tay của chị em không bị khô, bong tróc, ngăn ngừa các căn bệnh ngoài da cũng như các tổn thương do vật sắc nhọn gây ra.
5/ Người làm trong lĩnh vực thẩm mỹ, xăm hình
Nhân viên xăm hình, làm trong lĩnh vực thẩm mỹ cũng là đối tượng cần được trang bị găng tay bảo hộ lao động. Để vừa an toàn, vừa đảm bảo tính chất công việc cần sự khéo léo linh hoạt nên dòng găng tay mà người xăm hình, nhân viên thẩm mỹ sử dụng vẫn chủ yếu là găng tay y tế dùng một lần.
6/ Người làm trong môi trường phòng sạch, nghiên cứu, kiểm tra, điều tra, giám định chất lượng…
Để đảm bảo tính vệ sinh, không ảnh hưởng đến các vật dụng, đồ vật trong quá trình làm thí nghiệm, thanh kiểm tra, giám định sản phẩm… người tiếp xúc cần được trang bị găng tay bảo hộ lao động, theo đó dòng găng tay được sử dụng chủ yếu là găng tay y tế dùng 1 lần.
7/ Công nhân sản xuất, chế biến thực phẩm
Găng tay là vật không thể thiếu trong một số nhà máy, chúng được trang bị cho công nhân khi phải chế biến, sản xuất thực phẩm hoặc các mặt hàng thủ công. Tùy thuộc vào mặt hàng mà găng tay lựa chọn cho công nhân cũng sẽ khác nhau.
8/ Công nhân sản xuất linh kiện điện tử
Đối với lĩnh vực công nghiệp điện tử, đặc biệt là sản xuất linh kiện trong môi trường có từ tính cao, khả năng điện tử phóng xạ vào cơ thể là rất cao thì việc trang bị găng tay là điều bắt buộc nhằm đảm bảo an toàn cho người lao động, đặc biệt là khi làm trong thời gian dài. Găng tay được sử dụng sẽ là dòng găng tay chống tĩnh điện được sản xuất chuyên dụng.
9/ Người chế biến, nhân viên bán thức ăn nhanh, đường phố
Theo quy định, nhân viên bán thức ăn không đeo găng tay sẽ bị phạt tiền từ 300- 1 triệu đồng. Đối với người chế biến, nhân viên phục vụ thức ăn nhanh, đường phố sẽ sử dụng loại găng tay vinyl là chủ yếu nhằm đảm bảo tính vệ sinh cho thực phẩm.
10/ Công nhân xây dựng
Găng tay bảo hộ lao động giúp người công nhân giảm thiểu được các trầy xước, tổn thương khi tiếp xúc với các vật sắc nhọn, gạch đá cứng, ngăn ngừa dị ứng xi măng… Chính vì thế, găng tay dành cho công nhân thi công công trường thường là loại găng cao su dày, dài lên đến khuỷu tay.
11/ Người làm trong lĩnh vực cần an toàn cao cho đôi tay như hóa chất, điện, tiếp xúc với máy cưa…
Khi làm việc với các môi trường phải tiếp xúc với hóa chất, điện, vật sắc nhọn thì găng tay bảo hộ lao động là vật dụng bắt buộc được trang bị để đảm bảo an toàn. Với các lĩnh vực này găng tay thường được thiết kế chuyên dụng để đảm bảo an toàn tối đa.
12/ Nhân viên cứu hỏa
Găng tay bảo hộ lao động là thiết bị không thể thiếu đối với nhân viên cứu hỏa. Chúng có tác dụng bảo vệ đôi tay trước tác động của nhiệt, lửa. Găng tay của lính cứu hỏa thường được thiết kế đặc biệt để nhằm đảm bảo tiếp xúc với mức nhiệt lớn vẫn an toàn cho đôi tay.
13/ Các phượt thủ, đi đường xa
Những người di chuyển đường xa thì găng tay bảo hộ lao động là vật không thể thiếu. Chúng không chỉ có tác dụng giữ ấm mà còn giúp bảo vệ đôi tay trước các chấn thương nếu không may gặp phải.
Găng tay bảo hộ lao động ra đời nhằm đảm bảo an toàn cho người sử dụng trước các tác nhân từ bên ngoài. Chính vì vậy, mỗi người cần ý thức được tầm quan trọng của găng tay và thực thi đúng để tránh những rủi ro ngoài ý muốn.
>>> Tham khảo ngay : 9 loại găng tay bảo hộ lao động và cách lựa chọn phù hợp cho từng công việc