Cách chọn cá chép cúng ông Công ông Táo chuẩn nhất 2021 bạn đã biết chưa? Theo quan niệm dân gian, 23 tháng Chạp là ngày Táo quân cưỡi cá chép về chầu trời để báo cáo tình hình một năm qua với Ngọc Hoàng. Vậy nên người Việt có phong tục thả cá chép để tiễn ông Công, ông Táo lên chầu trời. Song không phải cá chép nào cũng được, cá chép cần được chọn đúng thì mới hóa rồng để đưa 2 vị thần lên gặp Ngọc Hoàng thuận lợi, đúng hẹn, dự báo cho một năm suôn sẻ.
Cách chọn cá chép cúng ông Công ông Táo chuẩn nhất 2021, để Nam Long giúp bạn nhé!
1/ Vì sao phải là cá chép chứ không phải là cá khác để cúng ông Công, ông Táo?
Tập tục thả cá vào ngày 23 Tháng Chạp vừa mang ý nghĩa phóng sinh vừa được quan niệm là để gửi ông Công ông Táo phương tiện lên chầu trời thuận lợi. Dưới góc nhìn của các chuyên gia văn hóa thì chỉ có cá chép mới được sử dụng để cúng ông Công ông Táo vì bắt nguồn từ sự tích cá chép vượt vũ môn hóa rồng.
Ông Nguyễn Cung Hà Phó Chủ nhiệm bộ môn Cận Tâm Lý thuộc Viện Nghiên cứu và Ứng dụng tiềm năng con người; Phó giám đốc trung tâm nghiên cứu và ứng dụng văn hóa Á Đông cho biết: “Các gia đình thả cá chép trong ngày 23 tháng Chạp là dựa trên sự tích cá chép vượt vũ môn và hóa rồng. Trong tất cả các loài sống dưới nước chỉ có cá chép là có thể vượt qua vũ môn lên trời và hóa thành rồng được.
Tương truyền rằng, cá chép khi muốn trở thành con rồng phải qua 3 kỳ thi. Mỗi kỳ thi như vậy là lên gần trời hơn một chút, phải qua những ghềnh thác cao. Bài thứ nhất là phải búng đuôi qua một cái thác cao, hiểm trở. Khi cá chép búng qua được thì đuôi thay đổi, có sức mạnh hơn. Qua bài thứ 2, sóng gió mưa vần vũ dữ dội hơn nhưng cá chép vẫn vượt qua. Lúc này, một nửa mình cá chép đã hóa rồng. Sau khi búng qua được bài thi thứ 3 thì toàn thân cá chép hóa thành rồng”.
Chính vì vậy “Cá chép là phương tiện đi lại duy nhất không thể thay thế để Táo quân về trời. Do đó, không thể thay cá chép bằng con vật khác. Huống hồ cá chép đã trở thành biểu tượng của văn hóa: Cá hóa long (hóa rồng), cá vượt vũ môn (tôn vinh sự học thành đạt), thể hiện sự từ bi của người Việt (phóng sinh) đẹp như thế dễ gì thay được”.
Cách chọn cá chép cúng ông Công ông Táo chuẩn nhất 2021 nhất
Cá chép cúng ông Công, ông Táo cần 3 chú và phải là cá chép đỏ mới đúng chuẩn. Đặc biệt cá cúng không nhất thiết phải to nhưng cần khỏe mạnh, bơi nhanh và không bị tróc vảy. Bạn có thể kiểm tra bằng cách lật nhẹ mang cá lên, nếu mang tươi thì chứng tỏ cá khỏe, thả cá vào chậu cá bơi nhanh, quẫy mạnh linh hoạt là được.
Cá chép cúng ông Công ông Táo cần có đủ 3 con
Một số người thay thế cá chép sống bằng cá chép giấy cũng được. Tuy nhiên sử dụng cá chép sống còn được xem là một cách phóng sinh làm điều tốt lành nên nhiều người vẫn ưu tiên chọn cá chép sống.
>>> xem thêm: Mâm cỗ, lễ vật, bài cúng ông Công ông Táo 23 tháng Chạp đúng, đủ nhất
3/ Cách cúng, thả cá chép ngày 23 tháng Chạp đúng chuẩn
Sau khi mua cá chép về, bạn nên thả vào một bát nước sạch, thêm 1 cọng rêu nhỏ nếu mua trước thời gian cúng lâu. Khi cúng ông Táo thì bạn cho chậu vào mâm cỗ cúng.
Mâm cúng ông Công ông Táo cần để cá chép lên bàn
Sau khi cúng xong hãy mang ra ao hồ gần nhà để phóng sinh. Thời gian thả cần trước 12h ngày 23 tháng Chạp. Lưu ý hãy chọn ao hồ có nước sạch, không gian rộng, không quá ô nhiễm. Khi thả không đứng trên cao thả xuống mà cần chọn mép nước gần, nhẹ nhàng nghiêng bát hoặc túi để cá tự quẫy bơi vào dòng nước.
Thả cá chép cần nhẹ nhàng để cá tự quẫy vào dòng nước
Đặc biệt cần lưu ý “thả cá, không thả rác” do đó khi phóng sinh cá, bạn đừng quên thu dọn bao nilon đựng cá nếu có sử dụng, tốt nhất nên đựng trong chậu rồi mang đi thả và mang chậu về để giảm thiểu rác thải gây mất mỹ quan, ô nhiễm môi trường.
Hy vọng rằng với những chia sẻ trên bạn đã biết cách chọn cá chép cúng ông Công ông Táo chuẩn nhất 2021, cúng và thả cá chép phóng sinh đúng cách để vừa đúng với văn hóa truyền thống của người Việt vừa bảo vệ môi trường.