Đeo găng tay cao su tưởng chừng là chuyện đơn giản. Thế nhưng với những người mắc chứng dễ ra mồ hôi tay, nếu không biết cách sẽ khiến tình trạng nhiễm trùng tệ hơn. Dưới đây là một vài lưu ý giúp việc đeo găng tay trở nên an toàn hơn với trường hợp này.

1/ Đeo, thay găng tay cao su liên tục

Đối với những trường hợp dễ ra mồ hôi tay, các bác sĩ nhận định không khuyến khích đeo găng tay cao su, đặc biệt là dòng găng tay cao su y tế bó sát làm ngăn chặn luồng không khí lưu thông ở tay. Thế nhưng nếu phải làm việc trong các môi trường thường xuyên phải đeo găng tay cao su như bệnh viện, phòng thí nghiệm… Vậy thì nguyên tắc đầu tiên bạn cần ghi nhớ và thực hiện mỗi ngày để bảo vệ đôi tay là thay găng thường xuyên.

Điều này đôi khi có thể ảnh hưởng đến tiến độ công việc của bạn. Thế nhưng, để an toàn, hạn chế tình trạng da luôn ẩm ướt làm tăng nguy cơ nhiễm trùng. Tốt nhất, khi cảm thấy da tay ướt, bạn nên tháo găng, rửa tay sạch, lau khô bằng khăn trước khi đeo găng mới. Nên duy trì thói quen này thường xuyên để da tay luôn khô ráo, nhất là khi làm việc trong môi trường căng thẳng sẽ làm tăng lượng mồ hôi tiết ra.

2/ Xịt ethanol trước khi đeo găng tay cao su

Một trong những mẹo giúp việc đeo găng tay cao su y tế bó sát “dễ thở” hơn dành cho trường hợp dễ ra mồ hôi tay là sử dụng ethanol. Khi xịt 70% ethanol bên ngoài găng tay trước khi đeo, khi ethanol bốc hơi sẽ giúp làm mát tay, hỗ trợ kéo dài thời gian sử dụng găng tay. Lưu ý, bạn không nên xịt trực tiếp ethanol lên tay sẽ khiến da bị khô, đồng thời sau một thời gian bạn cũng cần thay găng tay mới.

cách đeo găng tay cao su-xịt ethanol

3/ Làm mát tay trong khi đeo găng cao su

Đối với các trường hợp ra mồ hôi tay do cơ thể nóng có thể áp dụng các biện pháp làm mát như bỏ tay trước quạt, điều hòa hoặc sử dụng máy làm mát để làm khô độ ẩm và làm chậm quá trình tiết mồ hôi.

Bên cạnh đó, bạn cũng có thể áp dụng các cách như xát rượu, dung dịch hazel, ngâm tay trong dung dịch trà đen hoặc kết hợp hỗn hợp nước hoa hồng và giấm xoa đều lên da tay trước khi đeo găng tay cao su.

4/ Hạn chế găng tay cao su có bột

Găng tay cao su y tế được chia thành 2 dòng cơ bản là găng tay cao su có bột và không có bột. Nếu tình trạng ra mồ hôi tay của bạn ở mức vừa phải, găng tay có bột sẽ giúp thấm hút mồ hôi hiệu quả. Thế nhưng, nếu tình trạng này nặng, chúng lại là nguyên nhân gây ra nhiều nguy hiểm cho da tay của bạn. Vậy nên việc lựa chọn găng tay cao su cũng cần được cân nhắc.

cách đeo găng tay cao su - hạn chế găng tay cao su có bột

5/ Vệ sinh găng tay cao su sạch sẽ sau khi đeo

Hầu hết các trường hợp mắc chứng dễ ra mồ hôi tay thường gặp vấn đề với các dòng găng tay bó sát như găng tay y tế. Nguyên nhân là vì các dòng găng tay cao su gia dụng dùng để rửa chén, giặt đồ được thiết kế rộng, thoáng khí, chưa kể thời gian sử dụng khá hạn chế.

Tuy nhiên, nếu chứng dễ ra mồ hôi tay của bạn quá nặng thì việc sử dụng các dòng găng tay này cũng nên hạn chế. Hoặc nếu bắt buộc dùng thì bạn nên thử trước, lựa chọn các dòng găng tay cao su gia dụng chất lượng, chú ý vệ sinh sạch sẽ găng tay, phơi khô ráo ở nơi dim mát, tránh ánh nắng trực tiếp dễ làm hỏng găng tay.

Trên đây là một số cách đeo găng tay cao su an toàn cho người mắc chứng dễ ra mồ hôi tay. Tuy nhiên, các cách trên chỉ mang tính chất tạm thời, không thể dứt điểm hoàn toàn nguy hiểm. Vậy nên, bạn cần trị dứt điểm bệnh hoặc lựa chọn công việc nào phù hợp hơn thay vì công việc ngày nào cũng phải đeo găng tay.

>>> Tham khảo thêm: Làm gì để tránh dị ứng khi dùng găng tay cao su