Sau bão lụt thường xảy ra nhiều loại dịch bệnh như tả, lỵ, thương hàn… mà nguyên nhân chính do nguồn nước và môi trường bị ô nhiễm. Chính vì vậy, ngay sau khi nước lũ rút, bà con cần có biện pháp xử lý nước sạch, dọn dẹp vệ sinh nhà cửa, vườn tược để đảm bảo an toàn cho sức khỏe bản thân và cả gia đình.

Bài viết này Nam Long sẽ hướng dẫn bà con cách làm xử lý nước giếng và hướng dẫn vệ sinh môi trường để giảm thiểu nguy cơ bệnh tật.

1/ Hướng dẫn cách xử lý nước giếng sạch để sinh hoạt sau lũ

Trong lũ, nước ngập tràn cuốn trôi đất, cát, chất thải làm nguồn nước giếng bị ô nhiễm trầm trọng. Mặc dù một số gia đình trước lũ đã chủ động bịt miệng giếng thì cũng khó tránh khỏi nước bẩn xâm nhiễm. Do đó, sau lũ, bà con cần chủ động làm sạch nước trước khi sử dụng sinh hoạt, ăn uống để giảm nguy cơ mắc một số bệnh truyền nhiễm nguy hiểm.

Hướng dẫn cách xử lý nước giếng sau lũ:

Bước 1: Thau rửa giếng nước

Nếu nước giếng không bị ngập, có thể áp dụng các biện pháp khử trùng nước trước rồi tiếng hành thau rửa giếng sau. Tuy nhiên, với các giếng bị ngập lụt, nhất thiết phải thau rửa và khử khuẩn mới sử dụng. Để thau rửa, bà con cần:

  • Khơi thông cống rãnh, cạo vét các vùng nước xung quanh khu vực giếng
  • Tiếp đó tháo bỏ bắp và nylon bịt giếng (nếu có bịt trước đó)
  • Múc nước giếng dội lên thành giếng để trôi đất cát, rác bám trên thành và nền giếng
  • Trường hợp giếng ngập lụt, nước đục, cần tiến hành thau vét giếng bằng cách dùng bơm điện hút cạn nước rồi thau vét giếng sạch.

thay rửa giếng nước - 02

Trường hợp giếng không thể thau vét thì giải pháp trước mắt, hoặc là tìm cách dùng chung nước sạch của nhà khác hoặc múc vài chục lít nước lên bể chứa, tiến hành làm bể lọc cát tạm thời ở xô hoặc vại thể tích từ 20-30 lít. Để làm bể lọc cát, đầu tiên cần đục 1 lỗ đường kính tầm 1cm cách đáy thùng tầm 5cm, sau đó cho đá, gạch vỡ lót ở đáy, đặt một mảnh bao tải gai lên trên rồi đổ cát sạch dày 25-39cm. Tiếp đó đổ nước giếng vào, hứng lấy phần nước sạch chảy ra rồi mang đi khử trùng.

Bước 2: Tiến hành làm sạch, khử trùng nước

Sau khi thau rửa, bà con cần làm sạch nước bằng cách dùng phèn chua với liều lượng 50g/1m3 nước, nếu nước đục nhiều có thể cho lượng phèn tối đa 100g/1m3 nước. 

Hòa tan hết lượng phèn cần thiết vào một gàu nước rồi tưới đều lên thành giếng, thả gàu chìm sâu xuống nước rồi kéo mạnh lên tầm 10 lần, để yên 30p đến 1h cho cặn lắng hết thì tiến hành khử khuẩn.

Tiến hành làm sạch, khử trùng nước - 03

Bước 3: Tiến hành khử khuẩn

Muốn dùng nước, bà con cần khử khuẩn bằng Cloramin B (nồng độ cần thiết 10g/m3 nghĩa là cứ 1 mét khối nước cần 10g, giếng bao nhiêu khối thì nhân lên để sử dụng cho phù hợp). Ngoài ra, bà con có thể dùng hóa chất khác như clorua vôi (liều lượng 13g/m3), canxi hypoclorit 70% (4g/m3).

Để khử khuẩn, bà con múc 1 gàu nước, hòa lượng hóa chất đã tính toán (nếu không rõ, bà con có thể hỏi người bán, người có kinh nghiệm hoặc đến các cơ sở y tế) vào nước, khuấy tan, tưới lên thành giếng, thả gàu chìm sâu kéo lên kéo xuống 10 lần, sau đó để yên từ 30p-1h đồng hồ.

Tiến hành khử khuẩn - 04

Lưu ý: Nếu không khử khuẩn như trên, bà con chỉ ăn và uống nước đun sôi 10p trở lên, tuyệt đối không ăn các rau sống rửa bằng nước chưa khử khuẩn. Với nước đã khử khuẩn cần đun sôi mới được dùng.

2/ Hướng dẫn vệ sinh nhà cửa, môi trường sau lũ giảm nguy cơ bệnh tật.

Bên cạnh nguồn nước, sau khi nước lũ rút, bà con cần tiến hành vệ sinh nhà cửa, vườn tược, môi trường xung quanh sau lũ để tránh côn trùng gây ra các mầm bệnh, ruồi muỗi có nơi trú ẩn sinh bệnh.

  • Đầu tiên, bà con tiến hành đẩy hết bùn đất, rác đọng ra khỏi nhà. Lưu ý thu gom rác để xử lý tập trung. 
  • Khai thông cống rãnh, lấp vũng nước đọng, chôn xác súc vật và tẩy uế bằng vôi bột hoặc cloramin B nồng độ cao. Chú ý chôn xác súc vật xa nguồn nước ít nhất 50m, tốt nhất ở ở ngoài đồng, độ sâu ít nhất 80m. Sau khi chôn thì cần cắm biển để báo, tránh người khác đào bới.
  • Khử trùng nơi có xác súc vật
  • Dọn dẹp, lau chùi nhà cửa sạch sẽ (lưu ý nhà vệ sinh, nhà tắm, khu vực nhà bếp)
  • Chén bát rửa sạch, phơi khô ráo 
  • Giặt sạch phơi khô ráo quần áo, tránh để quần áo ẩm mốc, muỗi trú ẩn

>>> Xem thêm: Đề phòng 5 loại bệnh lý về da nguy hiểm hay gặp vào mùa mưa

 

ĐỪNG QUÊN ĐEO GĂNG TAY CAO SU KHI DỌN DẸP ĐỂ ĐẢM BẢO AN TOÀN

Một trong những nguyên tắc nhỏ nhưng ít người để ý đó là dọn dẹp vệ sinh sạch sẽ cho không gian nhà ở, môi trường nhưng quên mất việc bảo vệ sức khỏe trực tiếp từ đôi bàn tay.

Trong quá trình dọn dẹp bàn tay sẽ tiếp xúc với chất bẩn từ nhiều nguồn (đất cát, xác động vật, rác thải…) vi khuẩn bám vào tay đi vào cơ thể thông qua đường ăn uống. Chưa kể, đôi tay là nơi tiếp xúc trực tiếp với hóa chất, chất tẩy rửa nếu không được bảo vệ sẽ gây khô da, bong tróc, mẩn ngứa, thậm chí là dị ứng, nhất là khi nguồn nước bị ô nhiễm…

Vậy nên, khi dọn dẹp bà con đừng quên đeo găng tay cao su để bảo vệ an toàn cho bản thân và gia đình. Chú ý, găng tay để xử lý rác thải, xác động vật cần loại bỏ sau khi dùng hoặc diệt khuẩn phơi khô ráo mới sử dụng cho việc khác. Tốt nhất mỗi nhà nên có nhiều đôi găng tay cao su với những mục đích sử dụng khác nhau.

Đừng để bản thân và người nhà mắc bệnh chỉ vì quên đi thói quen nhỏ khi dọn dẹp, vệ sinh bạn nhé!

>>> Tham khảo: Găng tay cao su Nam Long 100% cao su thiên nhiên an toàn cho da