Găng tay làm bếp chống nóng thường sử dụng để cách nhiệt khi ban tay tiếp xúc với các thiết bị bếp có nhiệt độ cao chẳng hạn như lò vi sóng, bếp nướng, lẩu,… Bên cạnh găng tay cao su, găng tay làm bếp chống nóng cũng là vật dụng cần thiết trong mọi không gian bếp. Chúng ta thử tìm hiểu xem găng tay làm bếp chống nóng có những đặc điểm nào nhé!
Găng tay làm bếp chống nóng và những đặc điểm nhận diện
Găng tay làm bếp chống nóng thường được làm từ chất liệu vải, bông đảm bảo an toàn cho người sử dụng và được sử dụng khi làm bếp và tiếp xúc với các thiết bị nóng.
Thường những loại găng tay làm bếp chống nóng chuyên dụng đều có khả năng chịu được nhiệt độ cao lên đến 200 độ C vì vậy có thể dùng nhắc xoong nồi đang nóng, lấy thức ăn từ lò vi sóng, lấy khay bánh từ lò nướng, hay lấy dĩa từ nồi hấp một cách dễ dàng và nhanh chóng.
Găng tay làm bếp chống nóng giúp cho người đầu bếp yên tâm khi tiếp xúc với nhiệt độ cao. Công việc làm bếp không hề dễ dàng khi mỗi ngày chị em phải tiếp xúc với lửa, dầu mỡ bắn và điện. Vì vậy cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ không thể lường trước được. Bên cạnh sự xuất hiện của găng tay cao su giúp cho quá trình chế biến thực phẩm dễ dàng hơn thì găng tay làm bếp chống nóng có thể giúp người nôi trợ những công việc tiếp xúc với nhiệt.
Găng tay làm bếp trên thị trường có rất nhiều loại như găng tay cao su dùng trong chế biến thực phẩm, găng tay cao su rửa bát, găng tay làm bếp chống nóng,… tùy vào tính chất công việc, mục đích sử dụng mà chị em có thể sử dụng từng loại găng tay cho những công việc khác nhau.
Tham khảo: Đồ dùng nhà bếp gây hại cho sức khỏe
Cách xử lý đám cháy dầu, mỡ khi nấu ăn:
Thực tế đã xảy ra nhiều vụ cháy với chất cháy là dầu, mỡ trong khi nấu ăn, làm ảnh hưởng đến sức khỏe và tài sản của người dân. Việc trang bị kiến thức, kỹ năng để xử lý các đám cháy này là rất cần thiết.
Tắt bếp ngay nếu có thể tiếp cận an toàn và tuyết đối không di chuyển chảo (xong, nồi…) đang cháy, vì di chuyển có thể khiến ngọn lửa bùng phát mạnh hơn và phát triển nhanh hơn và gây cháy lan.
– Nếu ngọn lửa vừa bùng phát trong chảo, hãy ném nhiều muối ăn hoặc Baking Soda trực tiếp lên ngọn lửa. Chú ý không ném bột mì hoặc bột nở lên ngọn lửa vì những chất này đều dễ bắt lửa; không dùng khăn tắm hoặc tạp dề để chữa cháy vì có thể khiến lửa cháy lan nhanh hơn. Tuyệt đối không dùng nước để dập lửa vì dầu, mỡ và nước không tan được vào nhau, nhiệt độ sôi cũng khác nhau nên dùng nước để chữa cháy sẽ gây hiện tượng bắn tung dầu, mỡ ra xung quanh dễ làm đám cháy lan rộng.
Nếu muối hoặc Baking Soda không dập tắt được ngọn lửa hãy sử dụng bình chữa cháy loại K (loại bình chữa cháy chuyên dùng cho nhà bếp và các đám cháy dầu, mỡ).
– Khi chảo dầu, mỡ bị bùng cháy, nếu có thể hãy tắt bếp, dùng nắp kim loại đậy lên chảo để ngăn oxy tiếp xúc với đám cháy. Không dùng bát hoặc đĩa bằng thủy tinh để đậy lên chảo dầu, mỡ đang cháy vì chúng có thể phát nổ.
– Nếu đám cháy vẫn tiếp tục phát triển, lan ra khỏi bếp nấu bắt vào các vật dụng xung quanh, hãy nhanh chóng rời khỏi đám cháy (vì chỉ 5 phút sau đám cháy có thể phát triển ra cả căn bếp rộng hàng chục mét vuông) gây nguy hiểm đến tính mạng; báo động cho mọi người biết và gọi điện số 114 để báo cho lực lượng chữa cháy chuyên nghiệp đến chữa cháy.
– Luôn luôn giám sát khi đun, nấu bằng dầu mỡ. Đám cháy có thể xảy ra trong vòng chưa đầy 30 giây nếu nhiệt đủ cao.
– Để Baking Soda, muối và tấm vung bằng kim loại được cất giữ gần bếp, để ở những chỗ dễ lấy, dễ thấy.
– Nấu bằng nhiệt kế kẹp vào chảo bạn đang chiên để theo dõi nhiệt độ.
– Để những vật dễ cháy cách xa khu vực nấu ăn.
– Loại bỏ độ ẩm khỏi thực phẩm càng nhiều càng tốt trước khi cho vào dầu, mỡ nóng. Không cho thực phẩm đông lạnh vào dầu, mỡ nóng.
– Giữ dầu, mỡ ở nhiệt độ khuyến nghị. Nếu thấy bất kỳ khói hoặc mùi dầu, đó là dấu hiệu cho thấy nó quá nóng. Tắt ngay bếp nấu và để nguội.
– Đun nóng dầu, mỡ từ từ.
– Bỏ đồ ăn nhẹ nhàng vào nồi, chảo để tránh bắn dầu, mỡ.
– Luôn để trẻ em tránh xa bếp trong khi nấu ăn.
– Thức ăn đưa ra khỏi lò thường rất nóng, vì thế hãy sử dụng tay gắp và cẩn thận. Nếu thức ăn được đậy trong khi nấu, hãy hé mở nắp một lúc để hơi nước không có dịp làm bỏng tay bạn khi mở ra.
– Hầu hết các lò vi sóng đều có những điểm nóng tập trung, vì thế nếu bạn ăn hoặc uống đồ trực tiếp lấy từ lò ra, vài chỗ nóng có thể khiến bạn bị bỏng.
– Ngược lại, cũng có những chỗ lạnh mà thức ăn chưa đủ nóng để diệt khuẩn. Bạn nhớ đảo đều cẩn thận để tránh hiện tượng này.
– Đặt một cốc đầy nước và chiếc đĩa bạn muốn thử vào lò vi sóng. Đun ở 100% công suất trong 1 phút. Nếu nước đã nóng lên và cái đĩa vẫn mát, thì nó an toàn để sử dụng trong lò vi sóng. Nếu đĩa nóng lên, nó đã chứa chì hoặc kim loại và không nên sử dụng trong lò.
Trong dịp Tết, việc sử dụng dầu, mỡ để nấu nướng tăng cao, để bảo đảm an toàn PCCC cho bản thân và cộng đồng mọi người dân cần chấp hành nghiêm các quy định về PCCC; tích cực tự tìm hiểu, trang bị kiến thức, kỹ năng để xử lý hiệu quả các loại đám cháy có thể xảy ra.