Những người sống ở môi trường chứa nhiều hóa chất hoặc làm các công việc mà tay phải tiếp xúc liên tục với hóa chất, hay thiếu hụt một số vitamin cũng sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh về da. Viêm da cơ địa là một trong những bệnh về da thường xuyên gặp nhất. Bạn hãy tham khảo những mẹo chữa bệnh viêm da cơ địa ở tay dưới đây để làn da tay luôn khỏe mạnh nhé.

1/ Bệnh viêm da cơ địa ở tay có lây không?

Viêm da cơ địa ở tay thường sẽ xuất hiện và biến mất trong khoảng thời gian ngắn. Nhưng cũng có thể bị tổn thương nặng và kéo dài nhiều năm nếu bạn không chữa dứt điểm. 

Bệnh này không phải do virus, vi khuẩn gây ra, nên sẽ không lây nhiễm từ người này sang người khác thông qua tiếp xúc. Vì thế nếu bạn gặp phải bệnh này thì cũng không cần quá lo lắng và có thể sinh hoạt bình thường.

2/ Các triệu chứng và nguyên nhân gây bệnh

Bệnh viêm da cơ địa cũng giống như những bệnh viêm da khác, tức là da tay cũng có các triệu chứng như bị khô ráp, đau, bong tróc da, có vảy và gây ngứa.

Ban đầu da tay sẽ bị đỏ, xuất hiện mụn nước chứ chưa có vảy da, nhưng sẽ thường gây ngứa. Sau đó nếu bạn chưa chữa trị kịp thời thì da bắt đầu dày thâm, hình thành các vết nứt, bong tróc da.

benh-viem-da-co-dia (2)

Nguyên nhân: Thực sự thì hiện nay y học vẫn chưa tìm được chính xác nguyên nhân gây bệnh viêm da cơ địa ở tay. Nhưng có một số yếu tố cũng có thể được xem là nguyên nhân dẫn tới căn bệnh viêm da cơ địa này, như:

  • Di truyền: Ở những gia đình có bố hoặc mẹ đã từng mắc viêm da cơ địa thì có thể con cái sinh ra cũng có nguy cơ mắc phải căn bệnh này. 
  • Hóa chất: Đối với những người sống ở môi trường ô nhiễm, chứa nhiều hóa chất hoặc làm các công việc mà tay phải tiếp xúc nhiều với hóa chất cũng có nguy cơ cao mắc bệnh viêm da cơ địa.

3/ Chữa viêm da cơ địa ở tay bằng mẹo dân gian

Để có thể biết chắc chắn rằng mình có bị viêm da cơ địa ở tay hay không thì ngoài việc kiểm tra các triệu chứng ban đầu trên da, bạn nên gặp bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và kiểm tra chính xác nhất.

Bởi vì, viêm da cơ địa là căn bệnh mãn tính dai dẳng nên đòi hỏi quá trình điều trị lâu dài và bắt buộc phải đúng cách đúng bệnh. Bạn không nên quá nóng vội rồi chữa bệnh bằng những phương pháp chưa được kiểm chứng, có thể dẫn đến những biến chứng khó lường. 

benh-viem-da-co-dia (4)

Trong dân gian cũng lưu truyền nhiều cách chữa viêm da cơ địa ở tay bằng nguyên liệu tự nhiên như:

  • Dùng lá trầu không: Dùng lá trầu không rửa sạch, vò nát, đun sôi với nước, thêm 1 chút muối biển, chờ nước trầu không nguội bớt thì ngâm rửa tay.
  • Dùng tỏi: Chọn một vài nhánh tỏi tươi, bóc vỏ rồi giã nát. Sau đó lấy bông gòn thấm nước cốt tỏi bôi lên vùng da tay bị viêm.

Thực ra, các cách chữa viêm da cơ địa ở tay bằng mẹo dân gian chỉ có thể giúp làm giảm bớt phần nào các triệu chứng ngứa rát, nhiễm trùng ngoài da và bệnh nhẹ mới chớm bị thôi. Nếu bệnh nặng thì bạn vẫn cần phải thăm khám và điều trị với bác sĩ chuyên khoa để đạt hiệu quả tốt nhất.

4/ Chữa viêm da cơ địa bằng Thuốc Tây y

Hiện tại thuốc đặc trị bệnh viêm da cơ địa ở tay là chưa có, và việc điều trị chủ yếu là tập trung vào làm việc giảm các triệu chứng bệnh và chữa lành các vết thương. Một số loại thuốc thường được sử dụng như:

benh-viem-da-co-dia (3)

  • Kem làm mềm, dưỡng ẩm da: Dùng kem dưỡng ẩm giúp cung cấp độ ẩm cho da và ngăn ngừa tình trạng ngứa ngáy. 
  • Dùng thuốc mỡ và kem chứa steroid: Đây là thuốc được dùng để điều trị các bệnh liên quan đến da, trong đó có bệnh viêm da cơ địa ở tay, giúp làm dịu da và hỗ trợ điều trị làm giảm các triệu chứng bệnh. Áp dụng bôi 2 lần trong ngày và ngưng sử dụng khi bệnh đã giảm. 
  • Thuốc uống steroid: Dùng trong trường hợp bệnh ở mức độ nặng. Tuy nhiên, steroid là dạng uống nên không được khuyến khích dùng lâu dài hoặc dùng khi không có chỉ định của bác sĩ. Vì nó gây tác dụng phụ nguy hiểm như : gây đục thủy tinh thể, làm tăng đường huyết và gây loãng xương,…

Nếu chẳng may bạn bị bệnh viêm da cơ địa thì cũng hy vọng với những thông tin trên đây sẽ phần nào giúp ích được cho bạn. Để phòng ngừa bị bệnh, bạn hãy nhớ luôn rửa tay sạch sẽ với xà bông và đeo găng tay cao su để bảo vệ đôi tay cũng như làn da tay của mình nhé.

>>> Xem thêm: Các bệnh ngoài da ở da tay và biện pháp phòng tránh hiệu quả