Tết cổ truyền là lễ lớn nhất của người Việt cùng với đó là vô vàn các phong tục truyền thống được con cháu gìn giữ cho đến ngày nay. Mặc dù các phong tục này có thể thay đổi ít nhiều tùy thuộc vào nét đặc trưng của từng vùng miền, dân tộc. Thế nhưng, chung quy lại, trước, trong và sau dịp Tết của người Việt không thể thiếu 21 phong tục truyền thống sau.

1/ Cúng ông Công ông Táo

cúng ông táo là phong túc đầu năm

Theo tục truyền thống của người Việt, ngày 23 tháng Chạp âm lịch hằng năm là ngày ông Công, ông Táo lên thiên đình để báo cáo công việc của gia chủ lên Ngọc Hoàng. Do đó, cứ vào ngày nay, mỗi gia đình Việt sẽ mua cá vàng, tổ chức cúng ông Công, ông Táo về trời thuận lợi. Đến đêm giao thừa, các Táo sẽ quay về hạ giới để tiếp tục trông coi bếp lửa của mình.

2/ Dọn dẹp nhà cửa

dọn dẹp nhà cửa là phong tục đón tết

Hằng năm, cứ sau ngày 23 Tết khi đã tiến ông Công, ông Táo lên trời, các gia đình sẽ tổ chức dọn dẹp, vệ sinh nhà cửa sạch sẽ để sẵn sàng đón Tết. Không dừng lại ở đó, phong tục dọn dẹp còn nhằm gửi gắm mong muốn của gia chủ, xóa bỏ những bụi bẩn, xui xẻo trong năm cũ để chào đón năm mới nhiều may mắn. Do đó, các gia đình luôn chú trọng dọn dẹp và trang hoàng nhà cửa tươm tất.

>>> Xem ngay: Hướng dẫn dọn dẹp nhà đón Tết sạch bóng nhanh chóng

3/ Gói bánh chưng, bánh tét

gói bánh chưng bánh tét ngày tết

Tùy vào phong tục của mỗi vùng miền, các loại bánh có thể được thay đổi, tuy nhiên bánh chưng và bánh tét vẫn được xem là 2 loại bánh đặc trưng của người Việt trong dịp Tết cổ truyền. Theo đó, các gia đình thường sẽ gói bánh vào ngày 27 cho đến 29 tháng Chạp, tổ chức nấu bánh vào đêm 30.

4/ Bày mâm ngũ quả

mâm ngũ quả là phong tục ngày tết

Mâm ngũ quả đặt lên bàn thờ vào ngày Tết là phong tục truyền thống không thể thiếu của người Việt để cầu chúc cho một năm mới bình an, may mắn. Tùy vào đặc trưng của từng vùng miền mà cách lựa chọn ngũ quả sẽ khác nhau, ví dụ mâm ngũ quả của người miền Bắc thường sẽ là bưởi, chuối, đào, hồng, quýt… mâm ngũ quả của người miền Nam thường sẽ là mãng cầu, dừa, đu đủ, xoài, sung…

5/ Chơi hoa ngày Tết

chơi hoa ngày đầu xuân

Ngày Tết hầu như gia đình nào cũng có vài chậu hoa để chưng vừa tạo không khí ngày Tết vừa để thể hiện sở thích của gia chủ. Người miền Bắc thường chưng hoa đào, người miền Nam sẽ chuộng hoa mai, ngoài ra tùy vào sở thích của mỗi người mà chưng Tết có thể là hoa ly, hoa cúc…

6/ Đi chợ phiên ngày Tết

Những ngày gần Tết, chợ phiên là tâm điểm mà người người nhà nhà ghé thăm để mua sắm và cũng để thưởng cái không khí rộn ràng của Tết. Vậy nên dù xưa hay nay thì các canh chợ phiên ngày Tết vẫn diễn ra với vô vàn các mặt hàng tạo nên nét đặc trưng riêng.

>>> Tham khảo ngay: 45+ Món ngon ngày Tết cổ truyền dễ làm 3 miền Bắc, Trung, Nam

 

7/ Thăm mộ tổ tiên

thăm mộ tổ tiên

Cuối năm, con cháu trong gia đình sẽ cùng nhau đi thăm viếng, thắp hương, vệ sinh mộ của tổ tiên và người thân. Đây là phong tục truyền thống để thể hiện lòng kính trọng, đạo hiếu của người Việt.

8/ Dựng cây nêu

dưng cây nêu ngày tết là phong tục

Mỗi dịp Tết đến người Việt thường dựng một cây Nêu trước cửa nhà, thường là cây tre, trên ngọn cây đeo một vòng tròn nhỏ và treo những vật dụng riêng biệt của từng vùng miền. Phong tục này được xem là cách để trừ ma quỷ từ biển Đông vào đất liền phá hoại, để mọi người có một cái tết an lành.

9/ Tất niên

Tất niên cuối năm là phong tục truyền thống của người Việt, thường sẽ tổ chức vào chiều 30 Tết hoặc sớm hơn. Đây là dịp để các thành viên trong gia đình sum họp, đoàn tụ sau một năm. Mâm cơm tất niên thường sẽ thể hiện nét đặc trưng của từng vùng miền.

10/ Lễ rước vong linh ông bà

Theo phong tục, chiều 30 mỗi gia đình sẽ bày mâm ngũ quả, làm mâm cơm thắp nhang để rước vong linh ông bà về cùng ăn Tết, phù hộ cho cả gia đình. Sau đó thường thì mùng 4 Tết sẽ là ngày đưa ông bà.

11/ Cúng giao thừa

Lễ cúng giao thừa hay còn gọi là lễ trừ tịch diễn ra ở ngoài trời vào thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới với mong ước bỏ hết những điều xấu của năm cũ để chào đón năm mới. Đây cũng là thời khắc cả gia đình sum họp chúc nhau những lời chúc sớm nhất.

12/ Xông đất

Tục xông đất là truyền thống không thể thiếu mỗi dịp Tết nguyên đán, người ta quan niệm người bước vào nhà mình đầu tiên trong năm mới sẽ quyết định vận may năm đó. Chính vì vậy, rất nhiều nơi chú trọng việc lựa chọn người xông đất hằng năm.

13/ Chúc Tết

Đầu năm mới người ta không quên chúc nhau những lời hay ý đẹp để mong cho một năm an lành, phát tài, phát lộc. Con cháu sẽ chúc ông bà, bố mẹ, cô dì, chú bác…

>>> Tham khảo: Những câu chúc Năm mới Tết 2021 Tân Sửu hay, ý nghĩa cho ông bà, bố mẹ, người yêu, đối tác

14/ Mừng tuổi

mừng tuổi ông bà

Song song với các câu chúc, ông bà bố mẹ sẽ lì xì các cháu và ngược lại được gọi là mừng tuổi đầu năm. Thông thường người Việt sẽ chọn phong bao lì xì màu đỏ với các tờ tiền mới hoặc một số chọn quà Tết để thể hiện tấm lòng.

15/ Đi chùa đầu năm mới

đi chùa đầu năm

Đầu năm đi chùa cầu chúc an lành cho bản thân và cả gia đình, mang lộc lá về nhà là phong tục, nét đẹp tâm linh từ ngàn xưa của người Việt.

16/ Mua, xin câu đối

xin câu đối đầu năm

Mua, xin câu đối đầu năm là nét đẹp truyền thống được hình thành từ tục xin chữ từ ngày xưa. Phong tục này thể hiện sự trọng chữ nghĩa, trọng tri thức của người Việt, đồng thời cũng mong muốn cầu một năm may mắn, tài lộc…

17/ Khai nghề

Đầu năm mới người ta thường dành một ngày đẹp để khai nghề, với mỗi nghề sẽ có những cách mở đầu khác nhau song nhìn chung ai cũng mong muốn khởi đầu một năm suôn sẻ với cái nghề mà mình đã gắn bó, cầu một năm thuận lợi.

18/ Kiêng cữ (không đổ rác)

Thường thì trong ngày đầu tiên của năm mới, người Việt có phong tục không quét rác ra khỏi nhà, họ cho rằng đó là lộc chứ không phải rác, đổ đi sẽ mất lộc. Do đó, thường người Việt sẽ đợi sang mùng 2, mùng 3 mới quét nhà và đổ rác.

19/ Tục xuất hành đầu năm

Người Việt khá chú trọng tục xuất hành đầu năm với ý niệm, bước đi đầu năm vô cùng quan trọng quyết định vận khí và tài lộc cho cả năm. Do đó khi xuất hành người Việt sẽ chọn ngày, thậm chí là giờ đẹp nhất với tuổi của mình.

20/ Tục gánh nước cầu may

gánh nước đầu năm để có nhiều may mắn

Đây cũng là một trong những tục khi Tết đến, tuy không quá phổ biến nhưng nó vẫn được xem là một nét đẹp văn hóa từ ngàn xưa của người Việt, đặc biệt là những người làm nghề nông với quan niệm “nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống”. Ngay sau giao thừa hoặc mùng 1 tết người dân sẽ ra ao gần nhất để gánh nước về nhà để cầu mong mưa thuận gió hòa, một năm mùa màng bội thu.

Trên đây là những phong tục truyền thống thường thấy của người Việt trong dịp Tết nguyên Đán, tùy thuộc vào từng vùng và dân tộc mà các phong tục này sẽ khác nhau. Thế nhưng, dù là phong tục gì thì chúng vẫn thể hiện những nét đẹp văn hóa được gìn giữ lâu đời của người Việt mà dẫu cho có hiện đại bao nhiêu cũng không thể xóa bỏ. Tất cả làm nên một nét đẹp văn hóa, không khí cho ngày Tết mà dẫu ở đâu, hễ là người Việt đều nhớ về.

>>> Xem thêm:  23 điều kiêng kỵ trong ngày Tết Nguyên Đán, nên tránh để may mắn cả năm