Làm sạch bằng giấm là phương pháp quen thuộc của nhiều gia đình. Giấm không chỉ để nấu nướng, chúng còn được ví như một nguyên liệu làm sạch cực hữu hiệu lại an toàn. Tuy nhiên “sức mạnh” của chúng cũng có hạn, với 5 món vật dụng sau, nếu làm sạch bằng giấm chắc chắn sẽ là sai lầm to lớn mà chị em cần chú ý.
1/ Làm sạch bằng giấm không nên sử dụng cho Bàn ủi (bàn là)
Rất nhiều chị em thấy bề mặt bàn là bị đen liền lấy giấm lau, tưởng rằng sẽ làm sạch sáng bóng bề mặt bàn là nhưng trên thực tế không ít đã phải hối hận vì bàn là hỏng, nhất là khi dùng giấm nguyên chất để làm sạch. Lưu ý khi làm sạch bằng giấm chị em nên pha loãng, hòa tan với muối, sau đó mới dùng khăn lau nhẹ nhàng để test thử
Tốt nhất chị em nên vệ sinh bàn là theo hướng dẫn của nhà sản xuất, bởi bàn là có nhiều loại khác nhau, cách làm sạch cũng khác. Hoặc chị em có thể sử dụng 2 thìa baking soda với 1 thìa nước thành hỗn hợp hơi nhau rồi lau lên bề mặt bàn là, sau đó dùng khăn sạch lau lại, với bề mặt các lỗ hơi thì nên dùng tăm bông.
2/ Vết mực trên vải, trứng đổ trên sàn
Các vết bẩn cứng đầu trên vải như mực, kem, máu… sẽ không làm sạch hiệu quả bằng giấm vì chúng thấm nhanh và khó làm sạch. Với các vết trứng đổ lên sàn, chị em cũng chớ dùng giấm để lau vì acid sẽ làm trứng đông lại khó lau hơn. Với những trường hợp này thì tốt nhất chị em nên sử dụng sản phẩm giặt tẩy, lau sàn chuyên dụng chứ không phải làm sạch bằng giấm.
>>> Xem thêm: Cách tẩy vết rỉ sét trên quần áo trắng, áo màu, quần jean
3/ Mặt đá granite và marble (đá cẩm thạch)
Mặt đá Granite và đá cẩm thạch dễ bị ăn mòn bởi axit có trong giấm. Với 2 nhóm vật dụng này, chủ yếu là các mặt bếp thì chị em không nên dùng giấm, thay vào đó hãy lấy một ít nước rửa chén cho ra chậu, pha loãng với nước ấm, dùng khăn sạch lau sạch bề mặt bị bẩn, sau đó dùng khăn khô lau khô để loại bỏ nước rửa chén còn bám trên mặt bếp.
Với các loại gạch lát sàn, thậm chí là sàn gỗ cũng vậy, chất tẩy rửa có tính acid không phù hợp để làm sạch, một số cũng cần tránh dùng Amoniac. Tốt nhất với sàn nhà bằng gạch đá thì nên dùng nước lau sàn chuyên dụng. Với sàn gỗ, nếu không thể dùng nước chuyên dụng, buộc phải dùng giấm thì chị em nên pha loãng và thử với 1 điểm nhỏ, sau đó lau khô rồi mới áp dụng trên toàn bộ.
4/ Đồ vật bằng nhôm, gang
Nồi chảo đồ dùng bằng gang nhôm chị em không nên dùng giấm để vệ sinh vì chúng sẽ gây oxy hóa, rỉ sét để dùng bằng những chất liệu gang và nhôm. Với đồ gang, nhôm chị em nên dùng nước rửa chén, với vết bẩn cứng đầu thì nên dùng nước ấm để ngâm sơ, sau đó vệ sinh lại bằng nước rửa chén chuyên dụng, vết bẩn sẽ được loại bỏ.
5/ Điện thoại, đồ điện tử
Điện thoại, máy tính bảng và bề mặt đồ công nghệ nói chung không nên làm sạch bằng giấm. Cụ thể chỉ cần một vài giọt giấm quét qua mặt điện thoại thì lớp chống vân tay sẽ hỏng ngay.
Để làm sạch điện thoại tốt nhất chị em nên dùng ít nước ấm và khăn mềm lau là đủ. Nếu điện thoại dính chất bẩn thì cần lau nhanh, sau đó dùng máy sấy sấy khô, mang ra tiệm để kiểm tra tình hình bên trong có bị vào nước hay không.
Lưu ý khác khi dùng giấm làm sạch
Giấm được xem là nguyên liệu làm sạch hiệu quả vì giàu axit – chất có tính tẩy mạnh. Tuy nhiên chị em cần lưu ý:
- Có hàng chục loại giấm khác nhau nhưng chỉ có mỗi giấm trắng được làm từ axit axetic kết hợp với nước mới có tác dụng làm sạch.
- Giấm có tính axit nên đối với nhiều đồ vật khác như vải thì sẽ dễ bị ố vàng. Do đó, cần nên tạo hỗn hợp pha loãng với nước để hạn chế sự gây hại đó.
- Giấm là một chất tẩy rửa có khả năng khử trùng nhưng không phải là chất khử trùng. Cho nên bạn không nên sử dụng giấm làm chất khử trùng, đặc biệt là loại bỏ các mầm bệnh gây hại như vi khuẩn salmonella.
Không thể phủ nhận ngoài các sản phẩm làm sạch chuyên dụng được bày bán trên thị trường thì chị em hoàn toàn có thể lựa chọn các giải pháp làm sạch từ nguyên liệu tự nhiên như chanh, giấm, baking soda… vừa an toàn vừa tiết kiệm. Tuy nhiên nếu muốn bắt đầu làm sạch vật dụng gì đó chị em nên tìm hiểu thông tin, bởi không phải nguyên liệu tự nhiên nào cũng làm sạch tốt mọi vật dụng. Điều này sẽ giúp tránh được các sự cố, thiệt hại đáng tiếc xảy ra.
Lưu ý, trường hợp nếu sử dụng các nước tẩy rửa, chất làm sạch chuyên dụng như nước rửa chén, bột giặt, thuốc tẩy… thì chị em cần chú ý 2 bước an toàn gồm:
- Đeo khẩu trang, nhất là với những ai có vấn đề về đường hô hấp như viêm mũi dị ứng, hen suyễn, viêm xoang…
- Đeo găng tay cao su để tránh da tay bị ăn mòn, khô, bong tróc, lão hóa, thậm chí là nhiễm trùng khi bị tổn thương.
Hy vọng với những chia sẻ trên Nam Long đã mang đến cho chị em vài lưu ý nhỏ cũng như mẹo để xử lý các chất bẩn đúng chuẩn nhé!
>>> Xem thêm: Hướng dẫn chị em cách rán cá không bị bắn dầu, thơm ngon, giòn rụm