Vấn đề về da phát sinh trong mùa lạnh là vấn đề rất nhiều người quan tâm. Mùa lạnh kèm theo hanh khô là thời tiết làm gia tăng các bệnh về da như khô da, ngứa, mẩn đỏ, vảy nến, da nứt nẻ… Do đó mọi người cần chủ động chăm sóc làn da để phòng ngừa các tình trạng kể trên, nhất là những ai có cơ địa dị ứng, tiền sử bệnh về da.

1/ Vấn đề về da dễ gặp là Da khô sần, bong tróc

Da khô sần, bong tróc thành các mảng là tình trạng vấn đề về da phổ biến khi thời tiết lạnh, hanh khô, da dễ bị mất nước, chưa kể vào mùa lạnh chúng ta thường không uống nước thường xuyên. Các khu vực da dễ khô bong tróc như mặt và tay, chân. 

Chính vì vậy, để làn da luôn mềm mịn, không còn tình trạng khô sần, bong tróc thì chúng ta cần biết một vài cách chăm sóc cơ bản sau đây:

  • Sử dụng sản phẩm cấp ẩm điển hình như kem dưỡng
  • Tránh sử dụng các sản phẩm chứa xà phòng gây khô da (SRM, xà bông…), chất tẩy rửa mạnh
  • Đeo găng tay khi tiếp xúc với nước trong thời gian dài, hóa chất tẩy rửa (nước rửa chén, xà phòng…)
  • Uống đủ nước, bổ sung thêm rau xanh, trái cây trong chế độ ăn hằng ngày

Da khô sần, bong tróc - 02

2/ Da “rắn”

Mùa lạnh là thời điểm da “rắn” xuất hiện, nhất là ở chân. Đây là  hiện tượng da khô, nứt vằn vện như vảy rắn làm mất thẩm mỹ khiến nhiều chị em tự ti, ngại mặc váy.

Một vài mẹo giúp chị thoát khỏi nạn da rắn có thể kể đến như:

  • Ngâm chân với nước ấm thêm ít muối trong 15p
  • Tẩy tế bào chết với xơ mướp, chanh, bột baking soda hoặc muối tắm đều đặn mỗi tuần
  • Sử dụng sản phẩm dưỡng ẩm cho da chân (nhớ thoa kem khi da còn ẩm chị em nhé)
  • Tránh sử dụng các sản phẩm như xà bông tắm vì chúng sẽ gây khô da
  • Tránh dùng xà phòng giặt quần áo để chà chân
  • Sử dụng dầu dưỡng để tạo hiệu ứng cho chân thon gọn hơn

>>> Xem thêm: 9 mẹo giúp chị em thoát khỏi nạn “da rắn” vào mùa đông

3/ Nứt gót chân

Nứt gót chân là hiện tượng vấn đề về da thường gặp vào mùa lạnh, nhất là với những người làm nghề nông, làm ruộng, làm vườn tiếp xúc với nhiều nước. Tình trạng này không chỉ làm mất thẩm mỹ khi vết bẩn bám vào các kẽ nứt, thậm chí nếu nặng hơn có thể nứt sâu gây đau đớn, chảy máu.

Nứt gót chân - 03

Một vài mẹo giúp khắc phục tình trạng này mà chúng ta có thể tham khảo như:

  • Tránh sử dụng xà phòng
  • Tránh sử dụng nước nóng thường xuyên
  • Tránh dùng máy sấy sấy khô chân
  • Tránh kéo dài áp lực lên đôi chân
  • Khi đi trên sàn nên sử dụng dép mềm để tránh nứt gót
  • Thường xuyên tẩy da chết cho gót chân và thoa kem dưỡng
  • Mang ủng khi tiếp xúc nước như khi làm ruộng

4/ Chàm

Chàm hay còn gọi là viêm da cơ địa, thường gặp ở những người bị dị ứng, hen suyễn. Biểu hiện của bệnh thường thấy như phát ban, mụn nước, rịn nước, đóng mày, tróc vảy ở cằm, da đầu, trán, nặng hơn là ở tứ chi, dưới cánh tay, da đầu…

Chàm thường tái phát vào mùa lạnh, do đó để chủ động ngừa bệnh tái phát người bệnh cần chú ý:

  • Giữ ấm cơ thể
  • Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng
  • Tránh tiếp xúc với hóa chất tẩy rửa
  • Uống nhiều nước
  • Không nên tự ý dùng thuốc
  • Đeo găng, tránh cào, gãi
  • Không mặc đồ quá chật bằng vải len, sợi tổng hợp gây kích ứng
  • Cắt móng tay để tránh gãi ngứa làm bong tróc gây nhiễm trùng da

5/ Mề đay

Tiếp xúc với không khí lạnh khiến những người có cơ địa nhạy cảm dễ xuất hiện mề đay – tình trạng da nổi sần, mảng đỏ, kích thước lớn vài cm, ngứa, phù nề rồi biến mất, sau đó lại xuất hiện ở vị trí cũ hoặc ở nơi khác.

Mề đay - 04

Để ngừa mề đay tái phát vào mùa lạnh chúng ta cần nắm các lưu ý sau:

  • Chú ý mặc ấm
  • Giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ
  • Tránh ăn thức ăn, thức uống gây dị ứng
  • Cẩn thận khi chọn và sử dụng mỹ phẩm
  • Đeo khẩu trang, găng tay cao su khi tiếp xúc với hóa chất

6/ Vẩy nến

Vẩy nến là hiện tượng da rát đỏ có vảy trắng phủ trên bề mặt, vảy xếp chồng lên nhau dễ bong giống như giọt nến nên gọi là vẩy nến. Tình trạng vấn đề về da này thường xảy ra ở khuỷu tay, đầu gối, rìa tóc, mông…đặc biệt bệnh thường tái phát vào mùa lạnh.

Bệnh thường bám dai dẳng, nặng có thể gây biến chứng như viêm, biến dạng xương khớp. Do đó để ngừa bệnh tái phát, người bệnh cần chú ý:

  • Vệ sinh thân thể sạch sẽ
  • Tắm, thay quần áo thường xuyên
  • Ăn uống đủ chất dinh dưỡng, bổ sung thêm nhiều rau củ quả
  • Tránh hút thuốc
  • Tránh tiếp xúc với hóa chất, nếu có cần đeo găng tay cao su để bảo vệ

7/ Ngứa

Cứ vào mùa lạnh, da lại ngứa ngáy lâm râm rồi dữ dội, nhất là vào ban đêm, gãi nhiều gây trầy xước, chảy máu, nhiễm khuẩn..  là tình trạng không hiếm thấy vào mùa đông.

Nguyên nhân của tình trạng vấn đề về da này được cho là do viêm da (mày đay, vẩy nến, á sừng, mụn nhọt…), một số do chức năng điều tiết mồ hôi, bã nhờn bị giảm khiến da bị khô gây nứt nẻ, sinh ngứa.

Ngứa - 05

Tuy tình trạng ngứa sẽ giảm khi thời tiết ấm nhưng để tránh cảm giác ngứa ngáy khó chịu cũng như các hệ lụy khác, chúng ta nên chú ý các điều sau:

  • Tránh dùng nước quá nóng để tắm, ngâm
  • Tránh chà xát mạnh
  • Vệ sinh cơ thể thường xuyên nhất là các vùng như nách, bẹn…
  • Tắm xong cần lau khô bằng khăn mềm, sau đó thoa kem dưỡng
  • Nếu ngứa nhiều dữ dội thì cần đến cơ sở chuyên khoa da liễu để điều trị sớm
  • Tuyệt đối không tự ý dùng thuốc

Mùa lạnh, làn da là một trong những bộ phận dễ bị kích ứng gây ra các căn bệnh tuy không quá nguy hiểm nhưng lại gây cảm giác vô cùng khó chịu, ảnh hưởng đến tâm trạng, chất lượng công việc, cuộc sống… Do đó để trải qua một mùa đông khỏe mạnh, người bệnh cần chủ động trang bị các biện pháp an toàn như trên.

>>> Xem thêm: Cách chăm sóc da tay trắng mịn tại nhà bằng sữa tươi