Cách cúng ông Táo ngày 23 tháng Chạp là một phong tục lâu đời của người Việt. Cúng ông Công ông Táo là một nghi lễ truyền thống của người dân Việt Nam từ bao đời nay và bạn hãy cùng Nam Long tìm hiểu về cách cúng ông Táo ngày 23 tháng Chạp để đón Tết Quý Mão 2023 nhé!

cách cúng ông táo ngày 23 tháng chạp cùng nam long

Cách cúng ông Táo ngày 23 tháng chạp diễn ra lúc nào là tốt nhất?

Theo lịch âm dương năm 2023, ngày 23 tháng Chạp năm nay rơi vào ngày 14/01/2023 (Thứ Bảy). Theo phong thủy, thời gian cúng ông Táo tốt nhất nên diễn ra trước 12hg trưa ngày 23 tháng Chạp âm lịch. Hoặc bạn có thể cúng vào buo6ui2 trưa hoặc tối ngày 22 tháng Chạp trước đó.

Dưới đây là những ngày đẹp để cúng ông Công ông Táo năm 2023:

– Ngày 17 tháng Chạp (8/1/2023 dương lịch): Tức Chủ nhật, ngày Bính Dần, là ngày Hoàng đạo Kim Quỹ.

– Ngày 18 tháng Chạp (9/1/2023 dương lịch): Tức thứ Hai, ngày Đinh Mão, là ngày Hoàng Đạo.

– Ngày 20 tháng Chạp (11/1/2023 dương lịch): Tức thứ Tư, ngày Kỷ Tỵ, là ngày Hoàng đạo Ngọc Đường.

– Ngày 23 tháng Chạp (14/1/2023 dương lịch): Tức thứ Bảy, ngày Nhâm Thân, Hoàng Đạo Tư Mệnh.

cách cúng ông táo ngày 23 tháng chạp

Giờ đẹp cúng ông Công ông Táo năm 2023:

– Ngày 17 tháng Chạp:

Các khung giờ đẹp gồm: Tí (23h-1h); Sửu (1h-3h); Thìn (7h-9h); Tỵ (9h-11h); Mùi (13h-15h); Tuất (19h-21h).

– Ngày 18 tháng Chạp:

Các khung giờ đẹp gồm: Tí (23h-1h); Dần (3h-5h); Mão (5h-7h); Ngọ (11h-13h); Mùi (13h-15h); Dậu (17h-19h).

– Ngày 20 tháng Chạp:

Các khung giờ đẹp gồm: Sửu (1h-3h); Thìn (7h-9h); Ngọ (11h-13h); Mùi (13h-15h); Tuất (19h-21h); Hợi (21h-23h).

Trong đó, giờ Ngọ ngày 20 tháng Chạp là giờ Tốc hỷ, khung giờ đẹp nhất để cúng Táo quân, hứa hẹn cả năm mới gặp nhiều may mắn, dữ hóa lành.

– Ngày 23 tháng Chạp:

Các khung giờ tốt gồm: Thìn (7h-9h), Tị (9h-11h), tốt nhất là trước 12 giờ trưa

Đặc biệt, trong ngày 23 tháng Chạp năm Nhâm Dần, giờ Thìn là giờ Tốc hỷ, rất thích hợp để tiến hành nghi lễ cúng tiễn ông Táo về trời.

Cách cúng ông Táo ngày 23 tháng chạp

Cúng ông Công ông Táo bạn cần ra chợ mua 3 con cá chép đỏ và thả vào chậu nước đặt cạnh mâm cỗ. Cá chép trong truyền thống Việt Nam còn mang ý nghĩa “cá chép hóa rồng” để đưa ông Công ông Táo về chầu trời.

Bên cạnh cá chép, gia đình cần chuẩn bị cả văn khấn cúng ông Công ông Táo, hương hoa, vàng mã. Khi hương cháy khoảng 2/3 thì bạn có thể hóa vàng. Khi nhang đã cháy hết thì đổ rượu vào tro và mang cá chép ra hồ để phóng sinh. Nơi làm lễ cúng ông Táo có thể là bàn thờ gia tiên chứ không nhất thiết là bàn thờ Táo quân, tuy nhiên cúng ở bàn thờ Táo quân cũng là tốt nhất.

Chọn cá chép cúng ông Công ông Táo không cần phải chọn cá quá to mà bạn chỉ cần chọn những con cá khỏe mạnh, bơi giỏi. Cá chép thường chọn là cá chép đỏ chủ là phương tiện di chuyển của 3 vị thần Táo quân lên trời. Khi đi phóng sinh hãy phóng sinh cá những nơi có nước sạch, không bị ô nhiễm, rồi nhẹ nhàng thả cá xuống nước (không dùng xô chậu đổ ào xuống hồ ao nhé bạn vì làm cho cá bị sốc và tổn thương cá)

Theo quan niệm người xưa, cá chép cần được thả trước 12g trưa 23 tháng chạp để ông Táo kịp về chầu Ngọc Hoàng.

Mâm cúng ông công ông Táo 23 tháng Chạp

Với các gia đình có truyền thống cúng chay, cách cúng ông táo ngày 23 tháng chạp có mâm cúng chỉ đơn giản là rau củ, canh chay, nem rau củ, giò chay, chả chay, xôi, chè,… Mâm cúng bao gồm 01 mâm ngũ quả, 3 bát chè, 01 đĩa xôi, hoa tươi, nước, nến, nhang đèn. Còn cỗ mặn, các gia đình có thể cúng gạo, muối, gà luộc, bát canh, đĩa đồ xào, xôi gấc, hoa quả, ấm trà, rượu, trầu cau, lọ hoa, tiền giấy.

Ngoài ra, bạn cần chuẩn bị một chiếc lọng màu đỏ che nắng che mưa, một chiếc bàn đủ lớn để đặt mâm lễ, mặt bàn được trải vải đỏ, một miếng vảo đỏ được trải dưới đất như miếng thảm đỏ đưa tiễn Táo quân

cách cúng ông táo ngày 23 tháng chạp

Cách cúng ông táo ngày 23 tháng chạp – Văn khấn Táo quân

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương

Con kính lạy ngài Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.

Tín chủ (chúng) con là: …

Ngụ tại: …

Hôm nay, ngày …. tháng Chạp tín chủ chúng con thành tâm sắp sửa hương hoa phẩm luật, xiêm hài áo mũ, kính dâng tôn thần. Thắp nén tâm hương tín chủ con thành tâm kính bái.

Chúng con kính mời ngài Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân hiển linh trước án hưởng thụ lễ vật.

Cúi xin Tôn thần gia ân xá tội cho mọi lỗi lầm trong năm qua gia chủ chúng con sai phạm.

Xin Tôn thần ban phước lộc, phù hộ toàn gia chúng con, trai gái, già trẻ sức khỏe dồi dào, an khang thịnh vượng, vạn sự tốt lành.

Chúng con lễ bạc tâm thành, kính lễ cầu xin, mong Tôn thần phù hộ độ trì.

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Văn khấn ông Công ông Táo được lưu truyền trong dân gian

Nam mô a di đà Phật! (3 lần)

Kính lạy Ngài Đông Trù Tư Mệnh Táo Phủ Thần Quân!

Tín chủ con là :………….

Ngụ tại :…………………..

Nhằm ngày …. tháng Chạp, tín chủ chúng con thành tâm, sửa biện hương hoa phẩm vật, xiêm hài áo mũ, nghi lễ cung trần, dâng lên trước án, dâng hiến Tôn Thần, đốt nén Tâm Hương dốc lòng bái thỉnh.

Chúng con kính mời :

Ngài Đông Trù Tư Mệnh Táo Phủ Thần Quân giáng lâm trước án thụ hưởng lễ vật.

Phỏng theo lệ cũ, Ngài là vị chủ, Ngũ Tự Gia Thần, soi xét lòng trần, Táo Quân chứng giám.

Trong năm sai phạm, các tội lỗi lầm, cúi xin Tôn Thần, gia ân châm chước. Ban lộc, ban phước, phù hộ toàn gia, trai gái trẻ già, an ninh khang thái.

Dãi tấm lòng thành, cúi xin chứng giám.

Cẩn cáo.

Nam mô a di đà Phật! (3 lần).

(Theo Văn khấn cổ truyền Việt Nam – NXB Văn hóa Thông tin)

Xem thêm: Cúng 23 tháng Chạp cần những gì và những điều kiêng kỵ