Căn bệnh da liễu mà phổ biến là các căn bệnh về da tay thường hay gặp ở các chị em nội trợ. Môi trường ẩm ướt, thường xuyên tiếp xúc với nước, xà phòng và chất tẩy rửa là nguyên nhân khiến những người chế biến thực phẩm, nhân viên nhà bếp, thậm chí là các chị em nội trợ thường gặp phải các vấn đề về da liễu. Trong đó, điển hình có thể kể đến những bệnh sau.

1/ Viêm da  – căn bệnh da liễu tiếp xúc kích ứng

Môi trường làm việc phải tiếp xúc với nhiều chất kích ứng như tiếp xúc nước lạnh, chất tẩy rửa, nước ép thực phẩm… nhiều lần trong nhiều giờ mỗi ngày là nguyên nhân khiến hầu hết các nhân viên chế biến thực phẩm nhất là lĩnh vực thủy sản, chị em nội trợ, nhân viên phụ bếp gặp phải các vấn đề về da, trong đó phổ biến nhất là viêm da tiếp xúc kích ứng.

Bệnh thường gặp ở tay với các triệu chứng như khô, bong tróc, nứt nẻ hoặc đỏ sưng, phồng rộp và ăn mòn. Nặng hơn sẽ dẫn đến nhiễm trùng da, chốc lở, sưng loét, rỉ mủ… Về cơ bản viêm da tiếp xúc kích ứng khi mới gặp sẽ không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe, chỉ gây khó chịu, ngứa ngáy và có thể phục hồi nếu ngưng tiếp xúc với chất kích ứng cũng như điều trị đúng cách.

 Viêm da tiếp xúc dị ứng

Tuy nhiên, với tính chất công việc tiếp xúc liên tục, nhiều giờ liền của người chế biến thực phẩm, nhất là nếu không được trang bị găng tay bảo vệ, bệnh sẽ có xu hướng lặp đi lặp lại, dẫn đến những diễn biến xấu. Mức độ sẽ phụ thuộc vào chất kích ứng, thời gian và tần suất tiếp xúc cũng như độ nhạy cảm của từng cá nhân. Nếu có các dấu hiệu như sốt, ho, khó thở, nôn mửa thì cần đến gặp bác sĩ ngay.

2/ Viêm da tiếp xúc dị ứng

Viêm da dị ứng xảy ra khi da tay tiếp xúc với chất gây dị ứng (điều này phần nhiều tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người) điển hình là các hóa chất kháng khuẩn như:

  • Chất tẩy rửa

  • Chất khử trùng

  • Phụ gia làm chất bảo quản (axit benzoic, nitrat, kháng sinh, canxi propionat, aldehyd….)

  • Hóa chất tự nhiên trong thực phẩm

  • Thực phẩm chứa nhiều niken như socola, cá hồi, ngũ cốc, các loại hạt..

Ngoài ra, các chất gây kích ứng từ thực phẩm như các loại trái cây giàu tính acid, khi tiếp xúc trong nhiều giờ liền không có trang bị găng tay bảo vệ cũng có thể gây ra tình trạng dị ứng. Một số trường hợp do thói quen đeo trang sức, vật dụng có thể giải phóng niken khi làm gây ra. 

Khi bị viêm da dị ứng (căn bệnh da liễu) da thường có triệu chứng nóng lên, ngứa, khô và bong tróc. Điều đáng nói là dù tay tiếp xúc với chất dị ứng thì toàn bộ vùng da trên cơ thể bạn cũng sẽ bị ảnh hưởng, thường gặp nhất là ở trán, cổ, mặt… Tuy không quá nguy hiểm nhưng chúng khiến người bệnh ngứa ngáy vô cùng, bạn chỉ có thể ngăn ngừa bằng cách không tiếp xúc với chất gây dị ứng hoặc đeo găng tay cao su khi tiếp xúc.

3/ Nhiễm trùng da tay

Làm trong môi trường nhiệt độ thấp, ẩm ướt dễ dẫn đến nhiễm trùng nấm men, biểu hiện của  căn bệnh da liễu, chưa kể còn thường xuyên tiếp xúc với nước, hóa chất, các vật sắc nhọn, nếu không đeo găng tay thì tỷ lệ nhiễm trùng da tay đối với những người làm trong ngành chế biến thực phẩm sẽ vô cùng cao. Bệnh này thường xuất hiện ở những người thường xuyên chế biến gia cầm, thịt cá…

Nhiễm trùng da tay

4/ Nổi mề đay

Mề đay (căn bệnh da liễu) thường xảy ra nhanh hơn viêm da tiếp xúc, sau khi tiếp xúc với tác nhân gây bệnh, da giải phóng 1 hóa chất gọi là histamin gây ngứa và sưng tại điểm tiếp xúc, bệnh có thể biến mất trong vài giờ sau đó hoặc cao nhất là sau 24h tiếp xúc. Các thực phẩm có thể gây mề đay tiếp xúc như trứng, sữa, đậu phộng, tỏi, kiwi, hẹ, bạc hà, phụ gia, hương liệu, nước hoa…

5/ Viêm da tiếp xúc protein

Ngoài các bệnh về da liễu kể trên, tuy hiếm nhưng công nhân chế biến thực phẩm, chế biến thủy sản, chị em nội trợ, nhân viên phụ bếp… còn gặp phải một bệnh đó là viêm da tiếp xúc với protein. Thường thì tình trạng này xảy ra do tiếp xúc với protein có trong găng tay cao su kém chất lượng.

nhiễm trùng da tay

Không chỉ tập trung vào chế độ chính sách khám sức khỏe định kỳ cho công nhân.Để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm cũng như giảm thiểu được các bệnh da liễu trong quá trình làm việc, các doanh nghiệp chế biến thủy sản, thực phẩm hiện nay đều trang bị cho công nhân thiết bị bảo hộ, điển hình như găng tay cao su. 

Ngoài ra, tin mừng là thay vì tập trung vào giá thành thì ngày nay các dòng găng tay cao su chất lượng được các doanh nghiệp trong và ngoài nước ưa chuộng hơn. Bởi lẽ chúng không chỉ có độ bền tốt, khả năng bảo vệ cao mà còn tích hợp nhiều công nghệ giúp mang lại cảm giác thoải mái nhất cho người đeo, từ đố hỗ trợ tăng năng suất lao động, giảm thiểu các rủi ro về bệnh nghề nghiệp.

Song song đó, người tiêu dùng cũng dần ý thức hơn trong việc bảo vệ sức khỏe, thói quen đeo găng tay khi chế biến thực phẩm cũng trở nên chủ động và phổ biến hơn.

>>> Tham khảo : 7 lý do nên dung găng tay cao su làm bếp, nấu ăn rửa chén là khôn ngoan