Không chỉ xuất phát từ thực phẩm chứa hóa chất, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật mà việc chế biến thực phẩm sai cách cũng là nguyên nhân gây ra các tình trạng ngộ độc thực phẩm cũng như các căn bệnh liên quan quan đến đường tiêu hóa.

Chính vì vậy, bên cạnh việc lựa chọn thực phẩm an toàn, chị em cũng đừng quên mẹo chế biến thực phẩm an toàn, trang bị các mẹo chế biến thực phẩm đúng cách sau nhé.

1/ Rửa tay trước và sau khi chế biến thực phẩm

Tay là nơi chứa rất nhiều vi khuẩn mà mắt thường chúng ta không thể nhìn thấy. Nếu tay bẩn tiếp xúc với thực phẩm, đặc biệt là thực phẩm tươi sống, thịt gia cầm thì đây sẽ là cơ hội để vi khuẩn và bụi bẩn bám vào thức ăn, thậm chí là lây lan sang các thực phẩm khác.

Rửa tay trước và sau khi chế biến thực phẩm

Chính vì vậy, để đảm bảo an toàn, nguyên tắc tối thiểu chị em cần ghi nhớ trước và sau khi chế biến thực phẩm là rửa tay sạch với xà bông. Chị em nên trang bị một cục xà bông ở gần vòi rửa để rửa tay. Lưu ý là nên rửa tay sạch xà bông và lau khô trước khi chạm vào thực phẩm.

2/ Cẩn thận khi chế biến thịt sống, cá, sữa

Thịt sống, cá, sữa là những thực phẩm rất “nhạy cảm” với nhiệt độ. Nếu để lâu chúng dễ hư hỏng hoặc sản sinh vi khuẩn gây bệnh, thậm chí là lây lan cho nhiều thực phẩm khác.

Cẩn thận khi chế biến thịt sống, cá, sữa

Chính vì vậy, nếu không dùng liền, tốt nhất bạn nên bảo quản chúng trong tủ lạnh, trong đó cá và thịt sống thì nên bảo quản ở ngăn đông, riêng sữa nên cố gắng dùng hết sau khi mở hộp, nếu không bạn cần bịt kín và bỏ chúng vào hốc tủ lạnh nơi có nhiệt độ lạnh ổn định thay vì bỏ chúng ở cánh cửa tủ lạnh.

3/ Khử trùng sau khi chế biến thực phẩm

Sau khi chế biến thực phẩm xong, chị em nên tiến hành khử trùng khu vực đã tiến hành chế biến thực phẩm, để tiêu diệt vi khuẩn, đặc biệt nếu chế biến thực phẩm tươi sống. Lưu ý, làm sạch toàn bộ dụng cụ như dao, thớt bằng nước nóng có thể thêm ít xà phòng, nên xả chúng sạch vào bồn rửa. Đừng quên sử dụng khăn lau sạch vùng chế biến. Điều này tuy mất một ít thời gian nhưng sẽ đảm bảo an toàn cho cả gia đình bạn cũng như giúp căn bếp không bị ám mùi tanh.

Khử trùng sau khi chế biến thực phẩm

Chị em cũng có thể sử dụng chanh hoặc giấm cho vào bình xịt để xịt lên vùng chế biến thực phẩm sau khi đã làm sạch để khử trùng.

4/ Mẹo chế biến thực phẩm: Làm lạnh thức ăn thừa càng sớm càng tốt

Thức ăn sau khi ăn xong còn thừa, tốt nhất chị em nên cho vào hộp đậy kín rồi đưa vào ngăn đông tủ lạnh ngay để bảo quản nếu như có ý định sử dụng lại. Việc cấp lạnh ngay sẽ giúp ngăn chặn được sự phát triển của vi khuẩn. Ngoài ra, mẹo chế biến thực phẩm là chị em nên hạn chế thức ăn thừa, khi nấu nên chú ý lượng thức ăn vừa đủ với khẩu phần ăn, bởi thức ăn khi nóng vẫn đảm bảo nhất cho sức khỏe.

Làm lạnh thức ăn thừa càng sớm càng tốt

5/ Hâm nóng thức ăn đúng cách

Không nhiều người có thói quen hâm nóng thức ăn trước khi ăn, không chỉ ảnh hưởng đến vị ngon của thức ăn mà ăn thức ăn nguội còn tiềm ẩn nhiều mối nguy hại cho sức khỏe. Mẹo chế biến thực phẩm khi thức ăn nguội, đừng quên hâm chúng nóng rồi mới ăn.

Hâm nóng thức ăn đúng cách

Ngoài ra, việc hâm nóng thức ăn cũng cần được chú ý. Vì vi khuẩn dễ sinh sôi ở nhiệt độ phù hợp nào đó. Tốt nhất hãy đun sôi chúng để đảm bảo an toàn. Chính xác hơn là ở mức nhiệt 74 độ C.

6/ Rã đông thực phẩm đúng cách

Để ngăn chặn vi khuẩn phát triển chị em cũng cần biết cách rã đông. Nhiều chị em có phương pháp rã đông bằng cách cho vào nồi đun sôi. Thực tế đây là cách làm hoàn toàn sai. Để rã đông, chị em có thể áp dụng 3 cách an toàn sau:

  • Cho vào ngăn mát tủ lạnh 24h

  • Cho vào lò vi sóng cài đặt chế độ rã đông

  • Cho vào bồn nước lạnh nhưng cần chú ý 30 phút thay nước một lần

Rã đông thực phẩm đúng cách

7/ Sử dụng nhiều thớt

Ngày nay thói quen này đã được khá nhiều chị em biết đến, vì việc sử dụng chung 1 thớt cho tất cả các thực phẩm chính là nguyên nhân gây ra lây nhiễm chéo. Chính vì vậy, tốt nhất chị em nên chia thành nhiều thớt, ít nhất là 2 cái, 1 cái cho thực phẩm sống và 1 cái cho thực phẩm chín. Có thể nhận diện bằng cách chọn các màu sắc khác nhau để tránh nhầm lẫn.

Sử dụng nhiều thớt

ĐỪNG QUÊN ĐEO GĂNG TAY KHI CHẾ BIẾN THỰC PHẨM TƯƠI SỐNG

Hầu hết các đầu bếp khi nấu nướng thường không đeo găng tay để tạo được cảm nhận tốt nhất. Thế nhưng nếu chế biến thực phẩm tươi sống, đặc biệt là cá, gia cầm thì không đeo găng tay lại là một sai lầm vô cùng lớn.

Găng tay không chỉ giúp ngăn chặn vi khuẩn từ tay lây lan sang thực phẩm mà còn giúp bảo vệ đôi tay của chị em khỏi bị trầy xước, ví dụ như làm cá. Găng tay chế biến thực phẩm có nhiều loại, tùy thuộc vào từng loại thực phẩm mà việc lựa chọn sẽ khác nhau. Ví dụ như đối với thực phẩm tươi sống, cá, hải sản thì găng tay cao su loại dài ngang cổ tay là lựa chọn tốt giúp thực phẩm không bắn vào tay. Đối với thực phẩm chín thì găng tay dùng một lần là lựa chọn tối ưu hơn.

bai 8 9 10-c

Những món ăn ngon thôi chưa đủ, người nội trợ đích thực là người biết cách lựa chọn, chế biến và bảo quản thực phẩm đúng cách để đảm bảo sức khỏe cho cả gia đình, đặc biệt là trong thời kỳ thực phẩm bẩn đang lên ngôi như hiện nay. Hy vọng với mẹo chế biến thực phẩm trên đã phần nào giúp các chị em có thêm kinh nghiệm trong chế biến thực phẩm cũng như biết cách bảo vệ đôi tay trong quá trình xử lý thực phẩm.

>>> Tham khảo : BST găng tay cao su gia dụng làm việc nhà