Hiện nay có rất nhiều các bệnh lý xảy ra ở da tay, và những bệnh lý này khác nhau cả về triệu chứng cũng như mức độ nghiêm trọng. Có thể là tạm thời, cũng có thể là vĩnh viễn, có thể đau hoặc không đau. Cùng tìm hiểu về một số bệnh ngoài da ở tay để chăm sóc và phòng tránh nhé.
1/ Da tay khô ráp và sần sùi.
Có rất nhiều nguyên nhân khiến da tay bạn khô ráp và sần sùi, nhưng nguyên nhân chính vẫn là:
Do ánh nắng mặt trời: Việc da tay tiếp xúc nhiều với tia UV sẽ khiến da sạm màu, và bị tiêu hủy cấu trúc nền. Khi cấu trúc nền bị phá hủy thì da tay trở nên lỏng lẻo, khô ráp, sần sùi và tối màu
Do thời tiết: Khi thời tiết thay đổi, hanh khô khi độ ẩm trong không khí giảm thì bạn sẽ có cảm giác da tay khô hơn.
Tuổi tác: Da tay cũng như những bộ phận khác trên cơ thể cũng bị lão hóa và da tay khô chính là vì nguyên nhân này.
Sử dụng xà phòng chứa chất tẩy rửa: Việc sử dụng xà phòng rửa tay, hay tiếp xúc trực tiếp chất tẩy rửa…sẽ khiến da khô, vì những sản phẩm này có chứa chất tẩy rửa độc hại làm các dưỡng chất trên da bị oxy hóa mạnh.
Cách phòng ngùa và điều trị :
Dùng mật ong và dầu dừa thoa lên da tay hàng ngày. Dầu dừa có tác dụng dưỡng ẩm và nuôi dưỡng da từ sâu bên trong, còn mật ong thì có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn tự nhiên. Vì vậy, dùng mật ong và dầu dừa trộn đều theo tỷ lệ 1:1 rồi thoa lên da tay sẽ giúp bạn cải thiện làn da khô bong tróc, nứt nẻ hiệu quả ngay.
Để phòng ngừa da tay bị khô thì bạn cần lưu ý một số điểm sau:
Dưỡng ẩm cho da
Uống đủ nước, ăn nhiều rau xanh, trái cây giàu vitamin, và khoáng chất giúp làn da khỏe mạnh, cung cấp độ ẩm cho da giúp da mềm mại và mịn màng, ngăn ngừa tình trạng nứt nẻ ở tay chân.
Bảo vệ đôi bàn tay bằng cách đeo găng tay cao su khi làm việc nhà, tránh để hóa chất tiếp xúc trực tiếp với da.
2/ Khô da đầu ngón tay
Do tiếp xúc nhiều với các sản phẩm chất tẩy rửa mạnh như nước rửa bát, nước lau sàn, rửa bồn cầu… khiến cho da bị dị ứng, bong tróc và khô. Ngoài ra, thời tiết quá lạnh cũng khiến da bị mất độ ẩm dẫn đến khô da. Hoặc nội tiết tố thay đổi, rối loạn, thiếu hụt vitamin A và E cũng là nguyên nhân khiến da đầu ngón tay bị khô.
Khô da đầu ngón tay khiến cảm thấy khô, ngứa và khó chịu, da có thể bong tróc từng lớp, thậm chí nếu nặng hơn là vân tay bị mờ và mất dần, da bị đỏ lên thành từng đám…
Cách phòng ngừa và điều trị:
Khi bạn bị khô da đầu ngón tay, bạn có thể sử dụng các loại thuốc mỡ chứa thành phần glycerin để khắc phục, loại thuốc này sẽ giúp làm mềm da, giảm tình trạng da bị khô và bong tróc hiệu quả.
Uống nhiều nước, ăn nhiều hoa quả tươi để bổ sung nước cho cơ thể, tránh tình trạng khô da đầu ngón tay.
Hạn chế tiếp xúc trực tiếp với các chất tẩy rửa chứa nhiều chất độc hại bằng cách đeo găng tay cao su để bảo vệ tay khỏi các hóa chất này.
Thường xuyên dưỡng ẩm da tay, nhất là vào mùa đông.
3/ Da tay bị nước ăn
Khi bạn trực tiếp tiếp xúc với các chất tẩy rửa nhiều, tay sẽ bị mất đi sự bảo vệ của lớp tế bào sừng ở ngoài. Lớp tế bào trong chưa kịp phát triển sẽ sẽ tiếp tục tiếp xúc với các chất tẩy rửa. Điều này khiến cho da tay bị ăn mòn, hay còn gọi là nước ăn tay.
Cách phòng ngừa và điều trị:
Sử dụng gừng: Bởi vì gừng có tính sát khuẩn cao nên bạn bạn đun sôi 3 bát con nước rồi cắt lát gừng tươi cho vào nồi đun sôi thêm khoảng 15 phút nữa rồi tắt bếp. Đợi cho nước nguội thì cho tay vào ngâm khoảng 15 phút, cứ vậy lặp lại ngày 2 lần bạn nhé.
Dùng lá trầu không: Lá trầu không có chứa chất kháng sinh nên giúp diệt nhiều loại vi khuẩn và nấm trên da, vì vậy nên trầu không mới được chọn dùng làm nước sát khuẩn cho da tay. Bạn chỉ cần dùng 1-3 lá trầu không, rửa sạch, vò nát rồi chà xát vào da tay, để một lát cho thấm tinh dầu vào da rồi rửa sạch tay với nước sạch.
4/ Da tay bị bong tróc
Da ngón tay mỏng và nhạy cảm với ảnh hưởng của khí hậu bên ngoài. Khi thời tiết quá nóng hoặc quá lạnh sẽ làm phát sinh nhiều vấn đề về da, trong đó lột da ngón tay là một rắc rối hay gặp.
Cách phòng ngừa và điều trị:
Đối với những bạn bị lột da trên ngón tay có thể thử áp dụng các cách khắc phục đơn giản như sau:
Ngâm nước chanh ấm: Bạn chỉ cần pha chút nước cốt chanh và mật ong vào nước ấm rồi tay vào đó khoảng 10 phút, lau khô nhẹ nhàng, sau đó thoa kem giữ ẩm hoặc dầu oliu, dầu dừa. Tốt nhất là bạn nên làm trước khi đi ngủ rồi để qua đêm để giúp da phục hồi nhé.
5/ Nấm da
Bệnh nấm da là một dạng bệnh ngoài da, có nhiều biến thể của vi nấm mà tên gọi sẽ khác nhau như hắc lào, lác đồng tiền, chàm da, lang beng, tổ đỉa ….
Ở trên tay, thì các tế bào nấm phát triển ở những nơi ẩm ướt như ở kẽ ngón tay, trong quá trình sinh sống và phát triển thì các tế bào nấm sẽ tiết ra các độc tố gây ngứa vùng da tay vùng bị nấm.
Để chữa nấm da tay và phòng tránh nó thì trước tiên bạn cần vệ sinh sạch sẽ tay, để cho da tay luôn được thoáng mát, không dùng chung đồ với những người đã có tiền sử bị các bệnh nấm da khác.
Cách phòng ngừa và điều trị
Nấm da có nhiều loại nên nếu không xác định được da tay mình gặp phải tình trạng nấm da nào thì tốt nhất là bạn nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn và điều trị nhé. Còn nếu tình trạng nấm nhẹ bạn có thể áp dụng 1 trong 2 cách sau:
Ủ Rượu Rau Răm: Trong rau răm có tính nóng, giảm sưng tấy, đỡ ngứa nên có thể dùng để trị nấm da. Tuy nhiên nếu bạn có làn da nhạy cảm thì chỉ nên bôi 1-2 lần mỗi ngày thôi nhé.
Cách làm Rượu Rau Răm:
- Ngâm 3 nắm lá rau răm trong hũ 100ml rượu trắng, đậy kín nắp lại.
- Để khoảng 7 ngày rồi thấm chút ra bông gòn, thoa lên vùng bị nấm da tay.
- Da nhạy cảm, bà bầu, trẻ em hoặc da mỏng thì bôi ngày 1-2 lần.
- Còn lại thì bôi ngày 3-5 lần.
Dùng Rượu Tỏi: Tỏi là nguyên liệu dễ tìm và có đặc tính giảm viêm nhiễm, tránh tình trạng chảy dịch vàng hay nổi mụn nước màu trắng ở da rất hiệu quả.
Chữa nấm da tay bằng Rượu Tỏi theo cách sau:
- Ngâm 10 củ tỏi đã đập dập trong hũ 100ml rượu trắng 7 ngày.
- Vệ sinh sạch vùng nấm da tay, rồi lau khô bằng khăn mềm.
- Thoa 1 lớp mỏng và mát xa nhẹ 2-3 phút cho thấm sâu vào.
- Hàng ngày chỉ cần bôi 2-3 lần là được.
Ngoài việc giảm mụn trắng, rượu tỏi còn giảm bớt những mảng đỏ do nấm da gây ra khá nhanh. Kiên trì 1 tuần là có thể khỏi hẳn được nha bạn.
Tay là bộ phận phải thường xuyên tiếp xúc với nhiều sản phẩm chứa hóa chất như chất tẩy rửa nhà, xà phòng, dầu gội, mỹ phẩm. Vì vậy, vô tình khiến cho làn da tay dễ trở nên khô ráp và mất đi vẻ ngoài mềm mại như ban đầu, hoặc bị viêm nhiễm do các hóa chất gây nên. Vì thế khi vệ sinh nhà cửa thì bạn nên đeo găng tay cao su để bảo vệ da tay của mình nhé.
>>> Xem thêm: Cách chăm sóc da tay tại nhà hiệu quả