Cách chuẩn bị 3 lễ cúng không thể thiếu trong Tết Nguyên Đán bạn đã biết chưa? Cứ từ 23 tháng Chạp, người Việt lại bận rộn để đón Tết, để chuẩn bị tươm tất cho các lễ cúng không thể thiếu như cúng ông Công, ông Táo, Tất Niên, Giao Thừa, cúng đầu năm và lễ cúng tiễn đưa ông bà. Cùng Nam Long tìm hiểu xem mỗi lễ cúng cần chuẩn bị những gì và cần kiêng kỵ những gì nhé!

1/ Cúng ông Công, ông Táo 23 tháng Chạp 

Cúng ông Công, ông Táo hay còn gọi là cúng thần bếp là tín ngưỡng nhân văn của người Việt được lưu truyền từ xưa đến nay. Lễ cúng mang ý nghĩa tiễn ông Công, ông Táo lên trời gặp Ngọc Hoàng để báo cáo về tình hình 1 năm vừa qua. Lễ cúng không thể thiếu trong Tết Nguyên Đán còn được kể đến là lễ cúng ông Công, ông Táo. Lễ cúng được diễn ra từ 20 đến 23 tháng Chạp Âm lịch, những ngày này người người nhà nhà lại tất bật với mâm cỗ cúng sao cho đủ đầy, cách chọn cá chép sao cho đúng chuẩn và cùng nhau phóng sinh cá chép vô cùng nhộn nhịp.

>>> Tham khảo: mâm cúng, bài khấn ông Công, ông Táo đúng chuẩn

Cúng ông Công, ông Táo 23 tháng Chạp - 02

 

2/ Cúng Tất Niên – Bữa cơm hoàn tất một năm

Bữa cơm Tất Niên là tục lệ của người Việt vào 30 Tết với ý nghĩa cùng nhau ăn bữa cơm tiễn biệt năm cũ, bỏ qua những muộn phiền, những điều không vui của năm qua. Lễ cúng Tất Niên còn mang ý nghĩa cảm tạ các quan thần linh, thổ địa, gia tiên cư trú thờ cúng đã phù hộ, độ trì năm qua và cầu mong được tiếp tục bao bọc, che chở trong năm mới. 

Thường thì mỗi gia đình sẽ tổ chức bữa cơm Tất Niên vào chiều 30 Tết cho ý nghĩa. Tuy nhiên lịch cúng này không cố định, có thể tổ chức trước đó vài ngày, một số trường hợp để có đủ đầy các thành viên trong gia đình.

Cúng Tất Niên - Bữa cơm hoàn tất một năm - 03

Tùy vào mỗi gia đình, mâm cơm Tất Niên có thể thịnh soạn hoặc chỉ cơ bản. Tùy vào tập tục của từng miền, mâm cúng Tất Niên có sự khác nhau với những nét đặc trưng riêng.

  • Mâm cúng miền Bắc có đủ 6 bát: Măng, bóng, mực, nấm thả, mọc, miến, 8 đĩa (thịt gà, giò lụa, chả quế, trứng muối, dưa hành, bánh chưng, cá kho, lòng gà xào dứa)
  • Miền Trung có bánh chưng, bánh Tét, giò lụa, gà bóp rau răm, thịt heo luộc…
  • Miền Nam ngoài bánh Tét còn có canh măng, thịt kho tàu, củ kiệu, tôm khô, chả giò…

Về lễ vật có thể tham khảo 2 mâm lễ sau:

Mâm đồ lễ 1 (mâm lễ truyền thống)

  • 1 món nếp: bánh chưng/ xôi gấc/ chè kho
  • 1 món giò: giò lụa/ giò xào
  • 1 món nộm đu đủ/ nộm thịt bò/ nộm dưa góp
  • 1 món nguội: gà luộc/ thịt chân giò luộc/ bê tái chanh/ bắp bò
  • 1 món chiên rán: nem/ thịt quay
  • 1 món ninh hầm: chân giò nấu măng/ canh bong bóng/ canh mọc mộc nhĩ
  • 1 món nước hoặc xào: miến nước/ miến xào/ bún sườn/ bún măng

Mâm đồ lễ 2 tối giản, hiện đại – lễ cúng không thể thiếu trong Tết Nguyên Đán 

Đây là mâm lễ tối giản, hiện đại nhanh gọn theo quy trình trước cúng sau ăn, muốn ăn gì thì cúng nấy. Nhưng nên có đủ 5 màu tượng trưng cho: Trắng (Kim) – Xanh (Mộc) – Đen (Thủy) – Đỏ (Hỏa) – Nâu (Thổ)

Có thể tham khảo gợi ý mâm cúng sau: 

  • Thịt gà luộc xé phay: Tượng trưng cho màu trắng (Kim) 
  • Rau luộc: Tượng trưng cho màu xanh (Mộc)
  • Chè đỗ đen: Tượng trưng cho màu đen (Thủy)
  • Thịt bò tái chanh: Tượng trưng cho màu đỏ (Hoả)
  • Thịt rán: Tượng trưng cho màu nâu (Thổ). 
  • Khi cúng thắp 9 nén hương và khấn vái thành tâm.

Văn khấn cúng ngày 30 Tết:

“Nam mô A Di Đà Phật (3 lần)

Con lạy 9 phương trời, con lạy 10 phương đất

Con lạy chư Phật mười phương, con lạy 10 phương chư Phật

Con tên

 

  • Hoàng thiên, Hậu thổ chư vị Tôn thần
  • Ngài Bản cảnh Thành hoàng, ngài Bản xứ thổ địa, ngài Bản gia Táo quân cùng chư vị Tôn thần

Con lạy tổ tiên tại vị, tổ khảo, tổ tỷ, bà cô tổ, ông mãnh tại gia, chư vị Hương linh trong họ…

Tín chủ con là …

Cư trú tại …

Hôm nay là 30 tháng chạp năm Kỷ Hợi. Gia quyến con cảm nghĩ thâm ân trời đất, chư vị tôn thần nhớ đức cù lao tiên tổ, mỗi niệm không quên. Do đó chúng con nhất tâm nhất niệm, lễ bạc tâm thành, khang ninh soạn sửa, dâng lên trước án. Kính mời các Vị các Ngài chứng giám thành tâm, cảm tạ ơn dầy, đại xá tội lỗi cho chúng con trong năm vừa qua.

Con xin sám hối Gia tiên, Bà Tổ Cô, Thân cô, hiền cô, Quan Bác quan chú Trong họ. Ngửa trông ơn các Vị các Ngài từ bi gia hộ bao bọc chở che cho gia quyến con tâm không phiền não, thân không bệnh tật. Các Vị các Ngài bao bọc cho gia đình con 1 năm Kỷ Hợi an khang thịnh vượng. Không xin vạn sự như ý chỉ mong người người được bình an tài lộc no đủ nỗ lực được kết quả khai hoa.

Cho chúng con bản mệnh kiên định, khai tâm khai sáng, nhận biết được thời cuộc, xa lánh kẻ tiểu nhân, thân gần bậc tôn quý, bớt đi những thị phi đố kỵ ghen tị trên trần thế.

Kính mong gia tiên trong họ, các Vị, các Ngài đèn trời soi xét, chấm công chấm tội, bao bọc chở che, vỗ về vuốt ve cho chúng con được năm Canh Tý 2020 an lành toại nguyện.

Dãi tấm lòng thành cúi xin chứng giám.

Chúng con người trần mắt thịt, nếu có gì lầm lỡ, xin các Vị các Ngài đại xá tha thứ bỏ quá cho chúng con.

Con Nam Mô A Di Đà Phật (3 lần)

3/ Lễ cúng không thể thiếu trong Tết Nguyên Đán – Cúng Giao Thừa (Lễ trừ tịch)

Lễ cúng Giao Thừa được xem là lễ dâng hương vào giây phút chuyển giao giữa thời khắc cuối cùng của năm cũ và khởi đầu năm mới, là lễ cúng không thể thiếu trong Tết Nguyên Đán với ý nghĩa đem bỏ hết những điều xấu của năm cũ, chào đón điều tốt đẹp trong năm mới. Đồng thời cúng Giao Thừa còn mang ý nghĩa rước ông bà tổ tiên về chơi Tết.

Cúng Giao Thừa (Lễ trừ tịch) - 04

Mâm cúng giao thừa ngoài trời gồm:

  • Với cỗ mặn gồm: 1 con gà luộc, bánh chưng, xôi, trà, rượu, nước, giò chả, các món cơm canh mặn khác tùy theo nhu cầu của gia đình. Dọn cùng với chén đũa nếu có nhiều món.
  • Với cỗ chay thường bao gồm: bánh, kẹo, mứt, cơm canh chay, trà nước
  • Lễ vật: 1 dĩa trầu cau, mâm ngũ quả, đèn dầu, 1 dĩa muối gạo, 5 chum trà, bánh mứt, 1 bình hoa cúng, vàng mã.

Mâm cúng Giao Thừa trong nhà gồm bánh mứt, trái cây, hoa, đèn, vàng mã, hương, trà, nước.

Ngoài 3 lễ cúng không thể thiếu trong Tết Nguyên Đán ở trên thì người Việt còn cúng tiễn ông bà sau Tết với ý nghĩa hết tết tiễn ông bà về trời. Một số vùng lại có những lễ cúng đặc trưng riêng biệt tạo nên bản sắc văn hóa của dân tộc Việt.