Liên cầu lợn là bệnh nhiễm khuẩn cấp tính lây truyền chủ yếu từ lợn sang người, có tỷ lệ tử vong cao. Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu do sử dụng thịt lợn nhiễm khuẩn, tiếp xúc, giết mổ, chế biến thịt lợn nhiễm khuẩn mà không có biện pháp bảo vệ nhất là găng tay cao su.
1/ Triệu chứng bệnh liên cầu lợn và nguy cơ Không đeo găng tay
Liên cầu lợn được xác định là do vi khuẩn Streptococcus suis (S.suis) cư trú ở đường hô hấp trên, hạch hầu họng, phủ tạng, đường tiêu hóa, đường sinh dục và trong máu của lợn bệnh.
Bệnh có triệu chứng khá đa dạng nhưng thường gặp nhất vẫn là hai thể viêm màng não và sốc nhiễm khuẩn. Cụ thể:
-
Viêm màng não đi kèm với các triệu chứng như: Sốt cao, đau đầu/ buồn nôn, ù tai, cứng gáy, rối loạn ý thức, giảm thính lực dẫn đến điếc không phục hồi…
-
Sốc nhiễm khuẩn đi kèm các triệu chứng sốt cao đột ngột, rét run, xuất huyết dưới da, người mệt mỏi, đi ngoài phân lỏng, trụy tim mạch
Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh liên cầu lợn có thể để lại biến chứng và tiến triển thành suy đa tạng dẫn đến tử vong.
2/ Đeo găng tay khi chăn nuôi, giết mổ lợn để phòng ngừa bệnh liên cầu lợn
Những năm gần đây, số ca mắc bệnh liên cầu lợn có xu hướng gia tăng. Mặc dù ngành y tế đã thực hiện nhiều giải pháp truyền thông phòng tránh nhưng đa phần người dân vẫn chủ quan thờ ơ, đặc biệt là thói quen không đeo găng tay khi chăn nuôi, giết mổ lợn và chế biến thịt lợn.
Cụ thể, vi khuẩn gây liên cầu lợn có thể lây qua đường ăn uống và tiếp xúc tay. Về ăn uống chủ yếu thường gặp ở những người có thói quen ăn tiết canh lợn, chế biến không sạch hoặc ăn thịt lợn tái. Về tiếp xúc da chủ yếu lây qua các hoạt động như vệ sinh chuồng trại, giết mổ lợn, chế biến thịt… mà không không đeo găng tay, nhất là khi có vết thương hở mà không đeo găng tay cao su bảo hộ, thường gặp ở những người làm trong ngành chăn nuôi, giết mổ…
Chính vì vậy, việc đeo găng tay đóng vai trò vô cùng quan trọng để ngăn ngừa bệnh liên cầu lợn cũng như các căn bệnh nhiễm trùng khác. Theo đó, để ngăn ngừa bệnh liên cầu lợn, Trung tâm y tế dự phòng khuyến cáo.
Đối với người chăn nuôi:
-
Tiêm vắc xin cho chúng càng sớm càng tốt
-
Vệ sinh chuồng trại sạch sẽ
-
Mang găng tay và khẩu trang khi vệ sinh chuồng trại
-
Không được tự ý hủy hoặc vứt xác lợn xuống ao hồ, sông suối…
-
Khi phát hiện lợn có dấu hiệu bệnh hoặc chết thì cần báo ngay với cơ quan thú y, chính quyền địa phương để có biện pháp xử lý
Đối với người vận chuyển và giết mổ
-
Không vận chuyển, giết mổ lợn bị bệnh
-
Không sử dụng lợn chết làm thức ăn cho động vật khác mà cần được xử lý triệt để như chôn đốt.
-
Khi giết mổ cần mang găng tay, khẩu trang, mũ, kính…
-
Khi có vết thương hở hoặc các vùng da bị tổn thương thì không nên giết mổ lợn, nếu cần phải băng kín vết thương trước khi tiếp xúc và vệ sinh an toàn sau đó.
Đối với người tiêu dùng
-
Khi mua thịt lợn nên mua ở nơi uy tín, có nguồn gốc truy xuất rõ ràng, đã được kiểm định
-
Thịt lợn có dấu hiệu lạ như đỏ khác thường, xuất huyết, phù nề tuyệt đối không sử dụng.
-
Hạn chế ăn tiết cách, thịt lợn và nội tạng lợn chưa nấu chín.
-
Khi chế biến thịt cần đeo găng tay, nhất là khi có vết thương hở
-
Chú ý rửa tay sạch, vệ sinh dụng cụ chế biến sau khi tiếp xúc với thịt lợn
-
Với thớt, dao chị em nên phân riêng cho chế biến thịt sống và thịt chín.
-
Khi cơ thể có dấu hiệu lạ cần đến gặp bác sĩ ngay
>>> Tham khảo ngay: Găng tay cao su đa năng hỗ trợ chống khuẩn bảo vệ đội tay an toàn khi làm việc
Liên cầu lợn là bệnh nguy hiểm, nhất là khi có các dịch bệnh. Chính vì vậy, mỗi người cần có cho mình biện pháp để chủ động phòng tránh. Việc đeo găng tay cao su không chỉ giúp bạn ngừa các mầm bệnh mà còn giảm được các vết thương từ những vật sắc nhọn làm tăng nguy cơ nhiễm trùng.
Song song với đó, chị em cũng đừng quên thay găng khi chúng có dấu hiệu lủng, rách, bỏ thói quen không đeo găng tay để đảm bảo an toàn tốt hơn.