Người lao động làm việc trong các ngành công nghiệp nặng có nhiều nguy cơ phải tiếp xúc với hóa chất độc hại. Với tốc độ phát triển của khoa học công nghệ ngày nay thì đây là điều không thể tránh khỏi. Kể cả khi làm việc nhà, bạn vẫn có nguy cơ tiếp xúc hóa chất như dầu rửa bát, chất tẩy rửa vệ sinh… Hiện nay, trên thị trường có nhiều đơn vị cung cấp găng tay cao su chống hóa chất, một giải pháp cho tình trạng này. Hãy cùng tìm hiểu về đặc tính cũng như công dụng của sản phẩm trong bài viết sau.
Lý do nên sử dụng găng tay cao su chống hóa chất
Nếu không mang găng tay mà tiếp xúc trực tiếp với hóa chất, bạn sẽ có nguy cơ mắc một số bệnh như mẩn đỏ, ngứa kéo dài, nứt da, bong tróc da, nặng hơn là ung thư da. Kể cả khi tiếp xúc với lượng hóa chất nhỏ thì về lâu dài sức khỏe của bạn cũng bị ảnh hưởng.
Găng tay cao su chống hóa chất do vậy là sản phẩm hết sức tiện lợi và cần thiết khi làm việc ở môi trường tiếp xúc nhiều hóa chất độc hại như dung dịch ăn mòn, dung môi, acid loãng, dầu mỡ… Nếu các hóa chất này tiếp xúc với da sẽ rất nguy hiểm, do vậy găng tay là lựa chọn bảo vệ thích hợp. Ngoài ra, tay của bạn còn được bảo vệ khỏi những rủi ro khác trong quá trình lao động. Có nhiều loại găng tay được thiết kế riêng cho từng ngành nghề và công việc. Đây là sản phẩm tương đối phổ biến và dễ dàng tìm mua.
Sản phẩm giúp ngăn tác động của hóa chất lên tay
Chất liệu làm nên găng tay
Găng tay cao su chống hóa chất thường được làm từ 3 loại vật liệu khác nhau nhằm đảm bảo mức độ đáp ứng với từng lĩnh vực. Các vật liệu này gồm cao su (latex, nitrile), PVC và Neoprene. Bạn cần lưu ý lựa chọn găng tay với chất liệu phù hợp để mang lại hiệu quả bảo vệ cao nhất.
Latex
Latex hay còn gọi là mủ cao su thiên nhiên được xem như vật liệu phổ biến nhất để làm găng tay nhờ rất nhiều ưu điểm. Sản phẩm găng tay làm từ latex có độ bền cao, co giãn tốt, mang lại sự linh hoạt và thuận tiện cho người dùng. Điểm nổi bật của cao su thiên nhiên là khả năng chống lại nhiều tác nhân sinh học và hóa học như acid nitric, acid hydrochloric, acid sulfuric, methanol, acetone…
Tuy nhiên, nếu so với găng tay làm từ nitrile thì mức độ chống hóa chất của latex kém hơn. Găng tay latex được dùng nhiều trong lĩnh vực như y tế, phòng thí nghiệm, nhà máy hóa chất, nông nghiệp, dược phẩm…
Nitrile
Nitrile còn có tên gọi khác là cao su tổng hợp. Như đã trình bày ở trên, vật liệu này chống hóa chất tốt hơn latex, nhưng với các tác nhân oxy hóa mạnh, ketone, acetate, dung môi chứa chất thơm thì nitrile không phải lựa chọn thích hợp. Điểm hạn chế của nitrile là không mang lại sự linh hoạt cho găng tay cao su chống hóa chất. Sản phẩm găng tay làm từ nitrile thích hợp dùng cho hoạt động tại nhà máy, xí nghiệp.
Độ linh hoạt của găng tay làm từ nitrile sẽ không tốt bằng latex
PVC
Đây cũng là một vật liệu khá phổ biến trong sản xuất găng tay cao su, có thể chống lại các acid, bazo, amin, chất béo và peroxit. Găng tay cao su chống hóa chất PVC thường được ứng dụng vào các lĩnh vực như khai thác mỏ, bảo trì, dầu nhiên liệu, cơ khí, xây dựng và hóa dầu.
Neoprene
Với khả năng chịu dầu cực kỳ tốt, Neoprene là một lựa chọn thay thế cho cao su. Bạn có thể dùng găng làm từ Neoprene trong môi trường nóng và lạnh mà vẫn không ảnh hưởng chất lượng sản phẩm.
Những tính năng vượt trội của sản phẩm
– Đa dạng mẫu mã.
– Khả năng chống thấm và chống hóa chất tốt. Tùy vào loại hóa chất mà bạn có thể lựa chọn chất liệu găng tay cho phù hợp.
– Độ bền cao. Sản phẩm được làm bằng cao su dày trên 0,38mm nên hạn chế rách hay hư hỏng.
– An toàn cho da. Thành phần chính để tạo nên găng tay là cao su tổng hợp, không chứa các protein gây dị ứng, không hại cho da tay.
– Tính ứng dụng cao. Từ chị em nội trợ đến công nhân ở nhiều ngành nghề khác nhau đều có thể và nên dùng sản phẩm.
Với quá nhiều ưu điểm, găng tay cao su chống hóa chất là sản phẩm bảo hộ lao động không thể thiếu
Những điều cần lưu ý khi chọn mua găng tay
Dưới đây là những thông tin bạn cần kiểm tra để chọn lựa đôi găng tay phù hợp:
– Đặc tính và nồng độ của hóa chất.
– Nhiệt độ của môi trường làm việc.
– Tần suất và thời gian tiếp xúc hóa chất.
– Chiều dài tay cần bảo vệ (riêng bàn tay, cẳng tay hay cánh tay).
– Khả năng cầm nắm, độ co giãn, sự khéo léo và thoải mái khi mang găng tay.
– Thời gian sử dụng găng tay trước khi thay thế.
Nếu công việc phải tiếp xúc với hóa chất trong thời gian dài thì bạn nên ưu tiên sản phẩm găng tay chuyên dụng. Nếu hóa chất ít độc hại hoặc thời gian tiếp xúc ngắn thì sản phẩm có khả năng kháng hóa chất, dầu ở mức thấp đã đủ đáp ứng. Nam Long chuyên cung cấp các loại găng tay làm từ 100% cao su thiên nhiên, có khả năng chống các loại hóa chất dạng nhẹ mà không ảnh hưởng đến chất lượng găng tay.
Sản phẩm của Nam Long có chất lượng tốt, giá thành hợp lý
Tùy chất liệu mà sản phẩm sẽ có độ dày khác nhau, ảnh hưởng đến sự thoải mái khi cầm nắm. Bạn cũng có thể kiểm tra Bảng chỉ dẫn an toàn hóa chất (MSDS – Material safety data sheet) vì một số hóa chất yêu cầu loại găng chuyên dụng.
Hướng dẫn mang và tháo găng tay cao su chống hóa chất
– Quy trình đeo găng:
- Bước 1: Kiểm tra xem găng có lỗi hay hư hỏng không. Có thể mang thêm găng lót ở trong nếu cần.
- Bước 2: Rửa và làm khô tay trước khi đeo găng.
- Bước 3: Đeo găng cho ôm vừa ngón tay và lòng bàn tay. Có thể dùng băng keo hoặc vòng kẹp để cố định găng không cho hóa chất chảy vào.
– Quy trình tháo găng:
- Bước 1: Tháo bỏ vòng kẹp/băng keo (nếu có). Dùng tay này nắm lấy phần găng ở cổ tay của tay kia. Cầm phần găng bên ngoài cổ tay kéo xuôi theo hướng bàn tay. Lật mặt trong găng ra.
- Bước 2: Giữ găng bằng tay mang găng còn lại. Với găng còn lại: tháo từ bên trong phần cổ tay, không đụng vào bề mặt.
- Bước 3: Bỏ găng vào thùng rác phù hợp và rửa sạch tay.
Tóm lại, găng tay cao su chống hóa chất là sản phẩm cần thiết, giúp bảo vệ đôi tay khỏi các hóa chất độc hại. Hãy lựa chọn loại găng tay thích hợp để nâng cao hiệu quả công việc và bảo vệ cho bạn tốt nhất.
Nguồn: Tổng hợp