Rất nhiều nước rửa chén công nghiệp hiện nay chứa hóa chất. Những hóa chất này nếu không được làm sạch, còn bám trên bát đũa, dụng cụ nấu nướng sẽ đi vào cơ thể. Tuy không tác động ngay lập tức nhưng dần dần sẽ là mầm mống gây ra nhiều căn bệnh, thậm chí là ung thư.
Vậy làm thế nào để giảm thiểu lượng hóa chất bám trên chén bát, xoong nồi, dụng cụ nấu nướng để đảm bảo an toàn cho sức khỏe cả gia đình? Nam Long sẽ hướng dẫn chị em một vài mẹo sau.
1/ Đầu tiên, loại bỏ thức ăn thừa còn sót lại
Nghe có vẻ không liên quan nhưng trên thực tế, nếu chén đũa, soong nồi được loại bỏ thức ăn thừa trước đó thì chị em sẽ không cần dùng nhiều đến nước rửa chén để làm sạch, từ đó phần nào giảm nguy cơ hóa chất bám dính.
Vậy nên mặc dù sẽ mất thêm 1 bước nhưng để đảm bảo an toàn cho sức khỏe cả gia đình vừa để chén bát sạch hơn thì chị em nên loại bỏ thức ăn thừa còn lại trước khi rửa, có thể tráng sơ với nước. Bước này cũng giúp giảm việc tắc ống rửa chén nhà bạn đấy nhé.
2/ Đừng ngâm với nước rửa chén qua đêm
Thêm một lưu ý nữa, sau khi ăn xong thì chị em nên rửa chén luôn, tránh việc để qua đêm, đặc biệt là ngâm với nước rửa chén qua đêm. Một số chị em nghĩ rằng cách này sẽ giúp chén bát sạch hơn nhưng trên thực tế chị em chỉ nên áp dụng cách này với các vết bẩn cứng đầu, trường hợp bát bẩn bình thường thì nên rửa ngay.
Nguyên nhân vì khi ngâm với nước rửa chén qua đêm không chỉ làm tăng vi khuẩn mà hóa chất trong nước rửa chén sẽ bám vào các kẽ hở của chén, đặc biệt là các loại đũa, chén bằng gỗ. Thế nên sau cùng cũng rửa, siêng một tí để an tâm sức khỏe cả gia đình chị em nha.
3/ Lấy lượng nước rửa chén vừa đủ
Không ai hết, chị em nội trợ là người quyết định sử dụng bao nhiêu nước rửa chén mỗi lần rửa. Sử dụng ít thì sợ không sạch nhưng sử dụng nhiều kết hợp với việc rửa không kỹ thì hóa chất bám trên chén đũa sẽ càng cao và càng nhiều.
Chính vì vậy, trước hết, chị em nên “nằm lòng” nguyên tắc rửa chén bát với lượng vừa đủ. Thường thì lượng nước rửa chén dùng cho 1 lần rửa chỉ nên ở mức ½ nắp chai (liều lượng được nhiều chị em đánh giá là vừa đủ sạch mà không cần dùng nhiều). Tuyệt đối không nên lạm dụng.
4/ Với xoong, nồi có vết bẩn cứng đầu…
Đối với các trường hợp dụng cụ nấu nướng như xoong, nồi, niêu, chảo bị cháy, bám dính các vết bẩn khó chùi rửa thì tốt nhất chị em nên ngâm với nước để qua đêm, sáng hôm sau các vết bẩn mềm hãy đổ chúng đi, sau đó rửa lại với nước rửa chén.
5/ Không đổ trực tiếp nước rửa chén lên chén, dụng cụ nấu nướng
Bên cạnh mẹo lấy vừa đủ liều lượng thì chị em cũng cần chú ý tuyệt đối không đổ trực tiếp nước rửa chén lên bát, đũa, dụng cụ nấu nướng (soong, nồi, niêu, chảo…) Đây là thói quen của khá nhiều chị em hiện nay tưởng sẽ tiết kiệm thời gian nhưng thực chất vừa tốn nước rửa chén vừa tăng nguy cơ hóa chất trong nước rửa chén còn bám dính trên bát, đũa, soong, nồi…
>>> Xem thêm: 8 cách tẩy vết dầu mỡ lâu ngày trên quần áo hiệu quả
6/ Hòa nước rửa chén với nước
Thay vì đổ trực tiếp, hoặc là chị em làm ướt miếng rửa chén, sau đó cho nước rửa chén lên để tạo bọt. Hoặc cách tốt nhất chị em nên cho nước rửa chén vào 1 cái chậu size vừa có chứa nước, sau đó khuấy đều, tiếp đó mới nhúng miếng rửa chén vào, sau đó kỳ cọ chén, đũa, soong nồi cho sạch.
Cách này vừa giúp chén bát sạch, vừa tiết kiệm nước rửa chén và trên hết là hạn chế nước rửa chén bám trên bát, đĩa, nồi… đảm bảo an toàn cho sức khỏe cả gia đình.
7/ Rửa 2-3 lần nước
Rất nhiều chị em có thói quen tráng chén, đũa, soong, nồi… 1 lần dưới vòi nước là hoàn thành. Mặc dù mắt thường nhìn có thể thấy bọt nước rửa chén đã được loại bỏ nhưng trên thực tế thì nước rửa chén vẫn chưa được loại bỏ và điều này có nghĩa nguy cơ cao, cơ thể sẽ hấp thụ hóa chất còn sót lại này.
Do đó, khi rửa chén, chị em nên tráng với nước sạch ít nhất 2 lần nước sạch, nên ưu tiên rửa dưới vòi nước kết hợp với các động tác chà, rửa xung quanh để loại bỏ hóa chất tốt hơn.
8/ Tráng lại với nước nóng
Nếu gia đình bạn có bắt vòi nước nóng thì tốt nhất nên tráng chén bát lại với nước nóng. Cách này sẽ giúp loại bỏ lượng nước rửa chén và dầu mỡ còn bám dính, vi khuẩn còn sót lại…
Tuy nhiên chị em chú ý, đừng quên đeo găng tay cao su để đảm bảo an toàn vừa hạn chế da tay bị khô. Hiện các sản phẩm găng tay cao su có thiết kế vân găng, vân này giúp cầm nắm dễ dàng vật dùng không sợ trơn tuột, nên chị em an tâm sử dụng.
9/ Úp chén khô ráo, lau trước khi dùng
Khâu cuối cùng chính là khi sử dụng. Để hạn chế hóa chất, sau khi rửa chị em cần úp chén khô ráo, có thể phơi ở nơi có ánh nắng mặt trời (nhưng không có bụi bám), trước khi ăn nên dùng khăn sạch lau khô, đừng quên vệ sinh khăn này thường xuyên nếu không muốn vi khuẩn bám lên chén và đi vào cơ thể.
Trên đây chỉ là những mẹo nhỏ mà chị em nào cũng có thể áp dụng khi rửa chén bát. Tuy nhiên, điều quan trọng là có hình thành nên thói quen hằng ngày hay không mới là quan trọng.
Sức khỏe bắt nguồn từ những thói quen nhỏ nhặt như đeo găng tay khi dọn dẹp, rửa chén… Rửa chén bát đúng cách, ăn uống có chọn lọc… Thế nên Nam Long mong rằng mỗi chúng ta đừng thờ ơ với sức khỏe mà hãy cùng nhau xây dựng cộng đồng khỏe mạnh từ những thói quen nhỏ nhặt nhé.
>>> Tham khảo: Găng tay cao su Nam Long 100% cao su thiên nhiên an toàn cho da