Cao su thiên nhiên. 

Trong ngành công nghiệp sản xuất cao su, nguyên liệu chính để sản xuất các sản phẩm phổ biến như cao su tấm, gioăng cao su, nêm cao su, cao su kỹ thuật, gối cầu, khe co giãn…chủ yếu từ 2 nguồn chính là cao su tự nhiên và cao su nhân tạo.

Tuy nhiên, để phân biệt được cao su thiên nhiên và cao su tổng hợp không phải dễ dàng. Chính sự khác nhau giữa hai nguồn cao su thiên nhiên và cao su nhân tạo đã tạo nên giá trị chất lượng khác nhau giữa từng sản phẩm. Bài viết này sẽ giúp mọi người hiểu rõ hơn về điều đó.

cao su thiên nhiên gang tay nam long

Phân biệt cao su thiên nhiên và cao su nhân tạo

Đặc tính của cao su thiên nhiên

Cao su thiên nhiên là nguyên liệu sản xuất ra rất nhiều các sản phẩm cao su có trên thị trường hiện nay. Có nguồn gốc từ nhựa cây cao su, qua các kỹ thuật khai thác thu được mủ cao su nguyên chất. Cao su tự nhiên có cấu tạo phần tử vũng chắc. Đặc tính của cao su tự nhiên giảm hay tăng phụ thuộc nhiều vào các loại tập chất lẫn trong cao su.

Các sản phẩm được sản xuất từ cao su thiên nhiên này có độ bền cao, đảm bảo an toàn cho người sử dụng và trong lao động nên rất được ưa chuộng.

Cao su thiên nhiên được lấy từ một cây có tên Hevea brasiliensis dưới dạng hỗn dịch nước. Nó là một polymer sinh tổng hợp tự nhiên và chủ yếu được biết đến với độ bền kéo cao tuyệt vời, không giống như hầu hết các polymer khác.

Ngoài ra, cao su tự nhiên có độ đều đặn về cấu trúc, độ bền xanh cao hơn và tốc độ lưu hóa nhanh hơn. Nhờ tốc độ lưu hóa nhanh này, cao su thiên nhiên đã trở thành một trong những nguyên liệu quan trọng nhất trong nhiều ngành công nghiệp bao gồm lốp xe, găng tay, thảm cao su, v.v.

Mặc dù có đặc tính tuyệt vời, cao su thiên nhiên cho thấy khả năng chống oxy hóa, ozon, dầu rất kém và các dung môi hydrocarbon khác nhau. Một số tính chất khác của cao su thiên nhiên bao gồm dễ xử lý, hiệu suất động tuyệt vời với độ trễ thấp, tính chất nhiệt độ thấp tốt, khả năng liên kết các bộ phận kim loại, chống rách và mài mòn cao, hiệu suất động tốt, tích tụ nhiệt thấp trong quá trình gia nhiệt và mức độ thấp của giảm xóc.

Các monome của cao su thiên nhiên là các đơn vị cis-1, 4-isopren. Cả hai dạng cao su và cao su khô đều được sử dụng trực tiếp trong nhiều ứng dụng công nghiệp. Bất chấp sự phát triển của cao su tổng hợp thay thế với đặc tính tuyệt vời, cao su tự nhiên vẫn chiếm 30 – 40% thị phần trên thị trường cao su thế giới. Một số ứng dụng của cao su tự nhiên bao gồm gioăng cao su, phớt, linh kiện điện, ống và ống, bộ cách ly rung, khớp nối ổ đĩa, giá treo, v.v.

Đặc tính của Cao su nhân tạo

Cao su nhân tạo hay còn gọi là cao su tổng hợp, là hỗn hợp chất dẻo trải qua công đoạn gia công chế tạo với chức năng chính là co giãn và đàn hồi tốt. Ngày nay, người ta sản xuất cao su thiên nhiên để thay thế cho cao su tự nhiên trong đời sống và sản xuất.

Cao su nhân tạo được tạo ra từ phản ứng trùng ngưng các cấu trúc đơn bao gồm isopren và isobutylen với một lượng nhỏ phần trăm isopren cho liên kết chuỗi.

Sự khác nhau về cấu trúc các phần tử hóa học nên sản phẩm và tính ứng dụng giữa cao su nhân tạo và cao su tự nhiên cũng có phần khác nhau. Và tất nhiên cũng có 2 phân khúc khách hàng khác nhau.
Nguyên liệu thô để sản xuất cao su tổng hợp chủ yếu thu được là sản phẩm phụ của sản xuất dầu thô. Hoặc là các giải pháp hoặc kỹ thuật trùng hợp nhũ tương được sử dụng để tổng hợp cao su tổng hợp. Không giống như cao su thiên nhiên, các thuộc tính của những loại cao su này có thể được chế tạo theo yêu cầu cuối cùng bằng cách áp dụng các kỹ thuật hóa học polymer khác nhau. Ví dụ, chúng ta có thể phát triển cao su tổng hợp với khả năng chống chịu thời tiết, hóa chất, nhiệt độ và dung môi tuyệt vời.

Cao su tự nhiên: Cao su tự nhiên, như tên gọi, tự nhiên xảy ra trong các tế bào thực vật.

Cao su tổng hợp: Cao su tổng hợp được tổng hợp từ các sản phẩm phụ của dầu thô bằng cách sử dụng các kỹ thuật trùng hợp dung dịch hoặc nhũ tương.

Tham khảo: Hướng dẫn chị em vệ sinh găng tay cao su thiên nhiên đúng cách

 

Ưu và nhược điểm của găng tay cao su tổng hợp

Ưu điểm của găng tay cao su tổng hợp:

• Có khả năng chịu được ngoại lực tốt, đặc biệt là chống đâm thủng
• Không gây kích ứng da
• Có khả năng chống chịu được với hóa chất rất tốt
• Và khả năng kháng nước và kháng dầu, độ bền cao

Nhược điểm găng tay cao su tổng hợp:

• Khả năng ôm sát và cảm giác kém: Chính vì được làm từ hóa chất tổng hợp thành nên độ đàn hồi không được tốt lắm, do đó khả năng ôm sát tay cũng không được tốt dẫn đến cảm giác của tay khi cầm đồ vật sẽ giảm.

• Độ co giãn kém: Được sản xuất từ hóa chất nên độ co giãn của găng tay cao su tổng hợp khá kém, nên khi đeo vào sẽ có cảm giác hơi bó cứng bàn tay.

• Không thân thiện với môi trường: Găng tay cao su tổng hợp sẽ tốn rất nhiều thời gian để có thể phân hủy được, vì vậy sẽ ảnh hưởng đến môi trường rất nhiều.

• Dễ bị co lại khi gặp nhiệt độ : Găng tay cao su tổng hợp rất dễ bị đông cứng nhất là khi làm việc trong phòng lạnh, gây ảnh hưởng đến tiến độ công việc cũng như chất lượng sản phẩm đầu ra.

• Thao tác khó khăn: Mặc dù găng tay cao su tổng hợp cũng có nhiều kích thước khác nhau để bạn lựa chọn, nhưng khi mang vào để làm việc, cầm nắm thì không được thoải mái lắm, thao tác làm việc cũng gặp nhiều khó khăn hơn.

• Giá thành cao: Do được làm từ cao su tổng hợp, nên giá thành chắc chắn cũng không hề rẻ so với loại găng tay cao su khác.

• Ảnh hưởng đến sức khỏe: Có những sản phẩm găng tay cao su tổng hợp kém chất lượng vẫn còn tồn đọng lượng hóa chất khi sản xuất, làm ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng, nhất là dễ gây kích ứng da tay. Vì vậy, khi chọn mua găng tay cao su tổng hợp bạn cần chọn những thương hiệu uy tín, đã được kiểm định chất lượng nhé.

cao su thiên nhiên gang tay cao su nam long

Xem thêm: Mách bạn cách vệ sinh găng tay cao su thiên nhiên đúng chuẩn nhất

 

Ưu và nhược điểm của găng tay cao su tự nhiên

Ưu điểm của găng tay cao su tự nhiên:

• Được sản xuất từ cao su thiên nhiên, không hóa chất độc hại: Khi găng tay được sản xuất từ cao su tự nhiên sẽ trở thành một đôi găng tay có giúp bảo vệ toàn diện cho da tay cũng như các đồ vật mà bạn tiếp xúc một cách an toàn, nhất là thực phẩm mà không sợ nhiễm hóa chất gây hại.

• Có khả năng chống rách cao, độ bám dính tốt, khéo léo, thoải mái khi sử dụng: Găng tay cao su thiên nhiên có độ bám dính tốt hơn gấp nhiều lần, đồng thời tạo cảm giác thoải mái, không nhờn rít khi sử dụng. Ngoài ra còn được in hoa văn vào lòng bàn tay để chống trơn trượt.

• Thiết kế ôm sát tạo cảm giác thật khi sử dụng: Găng tay cao su gia dụng thường được thiết kế dài, ôm sát tay tạo cảm giác thoải mái và thật hơn khi sử dụng. Đồng thời, còn được xử lý chống khuẩn, chống nấm mốc, khử mùi hôi, giúp cho người sử dụng không còn cảm giác rít rát và nghe mùi cao su so với các dòng găng tay khác.

• Có thể phân hủy sinh học, thân thiện với môi trường: Do sử dụng 100% cao su thiên nhiên, nên có thể phân hủy sinh học, sử dụng lâu dài, và đương nhiên là thân thiện với môi trường rồi.

• Giá thành hợp lý: Với nguồn nguyên liệu sẵn có nên găng tay cao su thiên nhiên sẽ sở hữu giá thành hợp lý, phù hợp với nhu cầu của nhiều đối tượng tiêu dùng.

Nhược điểm của găng tay cao su tự nhiên:

Găng tay cao su tự nhiên có nhiều những ưu điểm nổi bật, tuy nhiên có một nhược điểm lớn nhất của các loại găng tay cao su thiên nhiên đó là không thích hợp với những những người có cơ địa dị ứng với mủ cao su. Tuy nhiên điều này cũng đang được các nhà sản xuất dần khắc phục để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.

Găng tay cao su tổng hợp hay găng tay cao su thiên nhiên đều có những ưu nhược điểm khác nhau. Tùy thuộc vào mục đích sử dụng cũng như cơ địa của mỗi người để lựa chọn găng tay phù hợp. Tuy nhiên, khi lựa chọn bạn nên chú ý đến thương hiệu và tìm mua ở các địa chỉ uy tín, tránh mua phải hàng kém chất lượng nhé.

(Tổng hợp)