Sở hữu nhiều lợi điểm, cao su là một trong những vật liệu phổ biến dùng để sản xuất găng tay chống hóa chất. Tuy nhiên, lợi điểm đó là gì? Chúng có bao nhiêu loại và những tiêu chí gì cần có khi lựa chọn găng tay chống hóa chất… thì không phải ai cũng biết.

1/ Đặc tính của găng tay cao su chống hóa chất là gì?

Với sự phát triển của ngành công nghiệp hóa chất, chế tạo các sản phẩm liên quan đến hóa chất, lĩnh vực sản xuất, cung ứng thiết bị bảo hộ lao động cũng được đà đi lên. Đặc biệt là găng tay, vì đôi tay là nơi tiếp xúc trực tiếp với các hóa chất. Chúng được trang bị cho công nhân để đảm bảo đôi tay không bị kích ứng, ăn mòn hoặc thậm chí là ảnh hưởng đến sức khỏe về lâu về dài.

Đặc tính của găng tay cao su chống hóa chất là gì

So với các chất liệu khác, bên cạnh khả năng chống hóa chất, găng tay cao su chống hóa chất có thể chống thấm dầu, chống thấm nhiên liệu cực tốt, đặc biệt là các hóa chất trong phòng thí nghiệm, nhà máy, nhà xưởng, xí nghiệp… Lớp nhám ở bàn tay giúp công nhân cầm nắm các vật dụng không bị trơn trượt. Găng tay cao su chống hóa chất thường được ứng dụng trong các lĩnh vực như:

  • Rửa dung môi

  • Vệ sinh tổng thể

  • Công nghiệp tinh chế

  • Phòng thí nghiệm

  • Xử lý vật liệu

  • Công nghiệp chế biến

  • Lĩnh vực thiết bị điện tử

2/ Có bao nhiêu loại găng tay cao su chống hóa chất?

Với mỗi lĩnh vực, tiếp xúc với những hóa chất khác nhau sẽ cần đến những dòng găng tay chuyên biệt. Do đó găng tay chống hóa chất được làm với nhiều chất liệu khác nhau, găng tay cao su chống hóa chất cũng gồm có những loại khác nhau. Có thể điểm qua 4 loại phổ biến gồm:

Găng tay cao su butyl

Cao su Butyl (IIR) là copolymer của isobutylene và một lượng nhỏ isoprene. Đặc trưng của dòng này là có tính không thấm khí và hơi nước tốt, được ứng dụng như một lớp ngăn không khí giúp công nhân làm việc tốt hơn, nhất là khi xử lý các hợp chất độc hại gây nguy hiểm.

Găng tay cao su latex

Đây là dòng găng tay cao su được làm từ mủ cao su thiên nhiên có độ co giãn tốt, độ bền cao, linh hoạt kết hợp với các công nghệ chống hóa chất để giúp bảo vệ đôi tay người lao động tốt hơn, được ứng dụng phổ biến trong phòng thí nghiệm. Chúng có thể bảo vệ da trước acid, kiềm, muối…

Găng tay cao su nitrile 

Đây là găng tay được làm từ polymer, có thể chống các dung môi clo hóa, xăng, mỡ, acid, bazo… Tuy nhiên với các tác nhân oxy hóa mạnh, ketone, acetate, dung môi chứa chất thơm thì đây không phải là lựa chọn phù hợp.

Găng tay cao su tổng hợp Neoprene

Đây là găng tay làm từ cao su tổng hợp, chúng có thể bảo vệ da tay trước chất lỏng thủy lực, kiềm, peroxit, hydrocacbon…

Có bao nhiêu loại găng tay cao su chống hóa chất

3/ Những điều cần biết khi chọn mua găng tay cao su chống hóa chất?

Trước khi muốn lựa chọn bất kỳ một dòng găng tay chống hóa chất nào, bạn cần trả lời được một số câu hỏi cơ bản sau.

  • Hóa chất bạn đang xử lý là gì?

  • Thời gian tiếp xúc với hóa chất là bao lâu?

  • Mức bảo vệ chỉ ở bàn tay hay ở cả cánh tay?

  • Lòng bàn tay có cần độ bám tốt?

Ví dụ nếu công việc của bạn cần chống hóa chất 100% thì bạn cần chọn các dòng chuyên dụng. Nếu cần tiếp xúc ít nguy hiểm hơn thì bạn có thể tìm đến các sản phẩm có khả năng kháng hóa chất, dầu ở mức thấp. Đối với găng tay chống hóa chất thì yếu tố an toàn đóng vai trò quan trọng trước hết, sau đó mới đến các tiêu chí về sự linh hoạt, thoải mái với người sử dụng. 

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều dòng găng tay cao su chống hóa chất từ nhập khẩu đến nội địa. Chính vì vậy, không nên quá nôn nóng, bạn cần tìm hiểu kỹ để tránh những rủi ro đáng tiếc. Tốt nhất nên ưu tiên các sản phẩm đến từ các thương hiệu uy tín, chuyên dụng và test thử trước khi dùng để đảm bảo an toàn.

>>> Tham khảo : Găng tay cao su gia dụng Nam Long 100% cao su thiên nhiên bảo vệ đôi tay khỏi nước, hóa chất hiệu quả