Do có nhiều loại hóa chất với những đặc tính nguy hiểm khác nhau. Chính vì vậy vật liệu làm nên găng tay chống hóa chất cũng trở nên đa dạng, phổ biến nhất là cao su (latex và nitrile), PVC và Neoprene. Vậy đối với găng tay chống hóa chất, bạn nên chọn vật liệu nào để đảm bảo an toàn tối đa?
1/ Khi nào cần sử dụng găng tay chống hóa chất?
Ngành công nghiệp hóa chất ngày một phát triển, điều này khiến công nhân phải đối mặt với nhiều nguy hại từ các hóa chất khác nhau, mà thậm chí nhiều trường hợp cũng khó có thể giải thích các phản ứng xảy ra. Chính vì vậy, việc sử dụng găng tay chống hóa chất đóng vai trò vô cùng quan trọng. Không chỉ khi là công nhân trong các nhà máy sản xuất hóa chất mà bất cứ khi nào tiếp xúc với hóa chất, bạn đều cần đeo găng tay chống hóa chất để đảm bảo an toàn cho đôi tay..
Một lưu ý nữa là hóa chất không phải lúc nào cũng ở dạng lỏng, một số tồn tại ở dạng rắn và khí. Những dạng hóa chất này vô cùng nguy hiểm vì chúng không chỉ tấn công vào da mà còn xâm nhập vào máu gây nguy hiểm đến tính mạng. Do đó, khi tiếp xúc với hóa chất ở bất cứ dạng nào việc trang bị các thiết bị bảo hộ, đặc biệt là khẩu trang và găng tay là điều vô cùng cần thiết, nếu không nói là bắt buộc.
2/ Găng tay chống hóa chất tốt nhất làm từ vật liệu nào?
Vì có nhiều loại hóa chất với các mức độ nguy hiểm khác nhau và khó lường trước với các phản ứng của chúng. Chính vì vậy, găng tay chống hóa chất thường được làm với các vật liệu khác nhau, nhằm đáp ứng được mức độ bảo vệ riêng biệt của từng lĩnh vực. Trong số đó, cao su (latex, nitrile), PVC và Neoprene là 3 nhóm vật liệu thường được sử dụng nhất. Tương ứng với mỗi vật liệu sẽ phù hợp với từng công việc khác nhau. Do đó, một đôi găng tay chống hóa chất tốt nhất là khi chúng được làm từ vật liệu phù hợp nhất.
Mủ cao su (latex)
Latex là tên gọi khác của mủ cao su thiên nhiên, vật liệu được sử dụng phổ biến để làm găng tay nhờ hàng ngàn ưu điểm vượt trội. Loại vật liệu này có tác dụng chống lại nhiều tác nhân sinh học và hóa học như acid nitric, acid Hydrochloric, acid sulfuric, methanol, acetone, Formaldehyde, acid photphoric, thuốc diệt cỏ, natri hydroxit, kali hydroxit…Điểm nổi bật của latex là cực kỳ nhạy, độ co giãn và thu hồi tốt, tạo được sự khéo léo và linh hoạt cho người mang. Tuy nhiên, mức độ chống hóa chất không cao bằng nitrile. Do đó chúng được áp dụng vào sản xuất găng tay dùng trong các lĩnh vực như y tế, phòng thí nghiệm, nhà máy hóa chất, nông nghiệp, dược phẩm, giảm sát, kiểm định…
Nitrile
Nitrile hay còn gọi là cao su tổng hợp. So với latex thì nitrile có khả năng chống hóa chất tốt hơn gấp nhiều lần, chúng có thể chống lại các dung môi, dầu mỡ, một số acid, bazo và dầu. Nhược điểm của chất liệu này là độ nhạy xúc giác kém, ít linh hoạt vì độ co giãn thấp. Nitrile được ứng dụng vào sản xuất găng tay chống hóa chất tại các nhà máy, xí nghiệp hóa chất.
PVC
PVC cũng là một trong những vật liệu không thể thiếu để sản xuất găng tay chống hóa chất. Chúng có thể chống lại các acid, bazo, amin, chất béo và peroxit… Loại găng tay này thường được ứng dụng vào các lĩnh vực như khai thác mỏ, bảo trì, dầu nhiên liệu, cơ khí, xây dựng và hóa dầu.
Neoprene
Neoprene là một thay thế cho cao su vì chúng có khả năng chịu dầu cực tốt. Đặc biệt là găng tay làm từ Neoprene có thể hoạt động ở cả môi trường nóng và lạnh mà không ảnh hưởng đến chất lượng.
Ngoài chất liệu, khi lựa chọn găng tay cao su chống hóa chất, để đảm bảo an toàn, bạn cần quan tâm đến các yếu tố sau:
-
Đặc tính của hóa chất
-
Nồng độ hóa chất tiếp xúc
-
Nhiệt độ môi trường làm việc
-
Tần suất và thời gian tiếp xúc với hóa chất
-
Size, chiều dài tay cần bảo vệ
-
Khả năng cầm nắm, độ co giãn
-
Sự khéo léo và thoải mái
-
Thời gian sử dụng găng tay trước khi thay thế là bao lâu?
Vốn dĩ, không có loại găng tay chống hóa chất nào phù hợp với tất cả các mối nguy hại hóa học. Chính vì vậy, hầu hết găng tay chống hóa chất đều được tổng hợp từ nhiều chất liệu khác nhau. Tuy nhiên, bên cạnh việc lựa chọn vật liệu găng tay phù hợp với đặc tính của từng công việc, hóa chất tiếp xúc, để đảm bảo an toàn, mỗi người, đặc biệt là các công nhân làm việc trong môi trường hóa chất cần đặc biệt thận trọng, tránh chủ quan để giảm thiểu các rủi ro ngoài ý muốn.
>>> Tham khảo thêm: 7 tác hại khôn lường từ hóa chất tẩy rửa có trong nhà bạn