Vi khuẩn tồn tại trong nhà bếp liệu chị em có biết cách khiến chúng biến mất? Nhà bếp là nơi giữ lửa, là nơi “ấm áp” nhất ngôi nhà, nhưng đồng thời đây cũng là một trong những nơi ẩn náu nhiều vi khuẩn, nếu không biết cách làm sạch, loại bỏ, chúng chính là mầm bệnh cho cả gia đình.
Hầu hết chị em đều lau dọn căn bếp của mình thường xuyên sau mỗi lần nấu nướng. Nhưng trên thực tế thì rất nhiều chị em đã vô tình bỏ quên những nơi cực kỳ bẩn dưới đây, tiềm ẩn mối nguy hại cho sức khỏe của bản thân và các thành viên trong gia đình. Chính vì vậy, để “tống khứ” vi khuẩn, trả lại căn bếp sạch thơm thì chị em cần chú ý làm 5 điều sau:
1/ Vi khuẩn tồn tại trong nhà bếp ở khăn lau, giẻ lau
Để chén bát khô ráo, hầu hết các gia đình đều có từ 1-2 cái khăn để thay thế, thậm chí có gia đình chỉ sử dụng 1 cái, đôi khi đó là cái áo cũ đã qua sử dụng. Bỏ qua lời khuyên bạn nên dùng bao nhiêu khăn lau chén, lau bếp và có nên sử dụng quần áo cũ để lau chén bát hay không. Tuy nhiên điều cơ bản Nam Long muốn bạn ghi nhớ là hãy làm sạch chúng thường xuyên.
Theo một nghiên cứu của Đại học Mauritius (Ấn Độ) cho thấy gần 50% khăn lau nhà bếp tại các gia đình được lựa chọn ngẫu nhiên có chứa vi khuẩn có thể gây bệnh do các mảng thực phẩm còn bám dính lại, điều này càng tệ hơn khi 1 chiếc khăn được sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau.
Sử dụng thì hãy nhớ làm sạch. Vi khuẩn tồn tại trong nhà bếp thông qua các giẻ lau. Chiếc khăn đầy vi khuẩn chẳng khác gì bạn đang đưa vi khuẩn vào cơ thể để gây bệnh. Thế nên hãy nhớ làm sạch khăn bếp, khăn lau chén thường xuyên, ít nhất là 1 tuần 1 lần, khi có vết bẩn thì cần làm sạch ngay. Khi làm sạch lưu ý cần giặt riêng, có thể ngâm qua nước nóng để khử khuẩn tốt hơn.
2/ Làm sạch tay nắm tủ lạnh
Nam Long tin chắc nhiều chị em sẽ không nhớ đến cái tay nắm tủ lạnh nhỏ bé. Vi khuẩn tồn tại trong nhà bếp còn có thể kể đến là tay nắm tủ lạnh. Các nhà khoa học đã chỉ ra rằng, tay nắm tủ lạnh là nơi chứa rất nhiều vi khuẩn vì mọi người thường xuyên lấy thức ăn, nhiều người, nhiều bàn tay kể cả người trong gia đình và người ngoài, nhất là nhiều người còn không rửa tay sạch, chẳng hạn vừa đi về khát nước đã vội lao vào tủ lạnh để lấy nước.
Để làm sạch tay nắm tủ lạnh, chị em chỉ cần sử dụng một xíu nước rửa bát hòa với nước lạnh, sau đó dùng khăn sạch nhúng vào rồi lau sạch. Hoặc có thể dùng chanh chà nhẹ, sau đó lau khô là được. Nên duy trì thói quen làm sạch này mỗi tuần để giảm thiểu vi khuẩn lây nhiễm, gây bệnh cho cả gia đình,
3/ Rửa thớt đúng chuẩn
Rửa thớt tưởng dễ mà khó. Nếu rửa sai, vi khuẩn còn bám dính ở trên thớt sẽ là mầm bệnh cho cả gia đình, đặc biệt với thớt gỗ nếu rửa với nước, không phơi ráo nấm mốc sẽ dễ phát sinh gây bệnh.
Vậy nên với thớt, chị em cần chú ý làm sạch ngay sau khi xong quá trình nấu nướng. Có 2 cách, một là chị em rửa với nước rửa chén nhưng chú ý xả thật sạch, sau đó tráng sơ qua với nước nóng. Hai là sử dụng chanh, cắt đôi chà lên thớt, sau đó rửa lại với nước nóng, treo ráo, để tránh ẩm mốc.
Ngoài ra, để tránh nguy cơ lây nhiễm mầm bệnh từ thớt, chị em cần chú ý chia thành 2 loại thớt cơ bản, 1 thớt để thái đồ sống, 1 thớt để thái đồ chín, tránh dùng chung dễ gây ra nguy cơ lây nhiễm chéo.
4/ Chà bồn rửa chén sau khi rửa chén
Sau khi rửa chén bát sạch sẽ, chị em đừng quên làm thêm 1 bước là chà bồn rửa chén. Đây cũng là nơi vi khuẩn tồn tại trong nhà bếp. Bởi đây là nơi ẩn chứa vô vàn vi khuẩn mà bằng mắt thường khó có thể nhìn thấy. Trong đó nổi bật phải kẻ đến vi khuẩn Salmonella và Ecoli gây rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy.
Để làm sạch bồn rửa chị em sử dụng nước rửa chén, có thể sử dụng miếng chà kim loại để loại bỏ sạch hơn các mảng bám. Chú ý xịt sạch xà bông, lấy hết rác ở dưới tấm lọc cho vào thùng rác và đậy nắp lại nhé.
5/ Làm sạch miếng rửa chén
Sau khi làm sạch bồn rửa bát thì đừng quên làm sạch luôn miếng rửa chén bát – nơi ẩn chứa hàng ngàn vi khuẩn. Để làm sạch miếng rửa chén chị em cần loại bỏ thức ăn thừa còn bám dính, sau đó xả với nước sạch lần nữa cho sạch, tiếp đó cho miếng rửa chén ngâm vào nước nóng thêm ít chanh và muối, đợi nguội thì vớt ra, phơi ráo là được
Tham khảo Cách làm sạch miếng rửa chén nhanh, gọn sạch khuẩn
Còn rất nhiều nơi trong nhà bếp cần được làm sạch thường xuyên mà chị em cần nắm ví dụ như thùng rác cần được loại bỏ mỗi ngày, hũ gia vị cần được làm sạch, lau dọn khu vực bếp sau mỗi lần nấu nướng….
Nhà là nơi để cả gia đình đoàn tụ, căn bếp là nơi để cả gia đình sum họp. Thế nên hãy để không gian nhà, bếp thật sạch sẽ để cả gia đình luôn khỏe mạnh chị em chớ quên 5 điều trên nhé!
>>> Xem thêm: Hướng dẫn cách bảo quản thức ăn sau chế biến an toàn, không lo hỏng