Sai lầm khi dọn dẹp nhà bếp bao gồm rất nhiều công việc, dù vô tình nhưng chị em cũng cần lưu ý thêm nhé! Dù đã dọn dẹp nhưng trên thực tế nhà bếp vẫn bẩn và đầy vi khuẩn. Nguyên nhân bắt nguồn từ những thói quen nhỏ trong dọn dẹp của chị em, vô tình không biết nhưng lại “rước bệnh”cho cả nhà.
1/ Để miếng rửa chén dính đầy thức ăn
Sai lầm khi dọn dẹp nhà bếp là để miếng rửa chén dính đầy thức ăn. Các cuộc nghiên cứu cho thấy, nhà bếp là nơi chứa nhiều vi khuẩn dễ gây bệnh nhất, trong đó miếng xốp rửa chén được xem là “thủ phạm” giấu mặt.
Điều này càng tệ hơn khi thói quen của nhiều chị em sau khi rửa chén xong không làm sạch miếng rửa chén, mặc nhiên để thức ăn bám dính rồi quăng vào một góc ở bồn rửa. Môi trường ẩm ướt cùng thức ăn thừa tồn đọng trở thành nơi lý tưởng để vi khuẩn sinh sôi, nảy nở.
Sự nguy hiểm càng trở nên trầm trọng khi thói quen này kéo dài, vi khuẩn tích tụ, các chị em lại tiếp tục dùng miếng rửa chén để lau rửa bề mặt bếp, chén bát, bồn rửa và các bề mặt khác. Bởi các vi khuẩn như E.Coli, Salmonella có trong miếng rửa chén bám rất dai sẽ nhanh chóng lan rộng và lây nhiễm vào đồ ăn, thức uống, đe dọa sức khỏe cả gia đình.
Cách xử lý: Đối với các miếng rửa chén đã quá cũ, bẩn, rách thì chị em nên thay mới. Với các miếng rửa chén còn dùng được, chị em rửa sạch với nước rửa chén, có thể ngâm qua với nước cốt chanh và ít muối, sau đó rửa lại với nước nóng để loại bỏ vi khuẩn, phơi ráo cho lần sử dụng tiếp theo. Ngoài ra, nếu được chị em nên chọn các miếng rửa bằng lưới chúng sẽ nhanh ráo và ít tồn đọng thức ăn hơn.
2/ Rửa chén xong, không cọ rửa chậu và thành chậu
S ai lầm khi dọn dẹp nhà bếp là không vệ sinh chậu rửa. Một trong những sai lầm nhỏ nhưng lại cực kỳ nguy hiểm của không ít chị em đó là rửa chén xong nhưng lại bỏ qua bước cọ rửa bồn rửa chén, ngày qua ngày vi khuẩn tích tụ, vừa mất thẩm mỹ vừa tăng cơ hội để vi khuẩn tấn công lại các bề mặt khác, đi vào cơ thể gây ra các mầm bệnh.
Cách xử lý: Chị em sử dụng miếng rửa chén hòa với chất tẩy rửa chuyên dụng sau đó chà mạnh lên thành, chậu rửa chén để loại bỏ vùng bám bẩn. Đối với các ngóc ngách khó rửa chị em nên dùng bàn chải đánh răng để cọ kỹ. Sau đó dùng vòi nước cầm tay để rửa sạch bồn. Lưu ý với miếng rửa chén bạn cần làm sạch và phơi ráo sau đó, tránh để bẩn, nếu quá bẩn nên thay. Đừng quên dọn dẹp rác trong chậu rửa thường xuyên để loại bỏ mùi hôi.
Với những vết cặn vàng cứng đầu chị em có thể dùng giấm trắng hoặc hỗn hợp rượu trắng và chanh để trong 1-2 tiếng, sau đó tiến hành cọ rửa như thường.
3/ Vệ sinh thớt gỗ mà không treo ráo
Sai lầm khi dọn dẹp nhà bếp là không vệ sinh thớt. Thớt gỗ là vật dụng quen thuộc của nhiều gia đình, tuy nhiên khi vệ sinh nhiều chị em lại không treo lên cho ráo, để trong đóng đựng khiến nước bám đọng, điều kiện lý tưởng để nấm mốc sinh sôi.
Điều này không chỉ khiến chị em mất thời gian vệ sinh sau đó mà nếu loại bỏ không sạch nấm sẽ tiềm ẩn nhiều mối nguy hại cho sức khỏe, đặc biệt một số nấm mốc có chưa độc tố.
Cách xử lý: Với thớt gỗ đã lên nấm mốc, chị em cho vào nồi đun sôi tầm 5p, sau đó lấy ra để nguội rồi dùng khăn sạch lau khô, phơi dưới ánh nắng mặt trời 1 ngày. Cách khác chị em có thể dùng chanh pha nước sôi, cho thớt vào ngâm tầm 15p, sau đó vớt ra lau sạch, phơi khô dưới ánh nắng mặt trời.
Để hạn chế nấm mốc xuất hiện trên dụng cụ làm bếp, chị em cần treo khô sau khi rửa sạch, nếu được nên phơi nắng để loại bỏ vi khuẩn. Với các thớt làm cá, cắt thịt bẩn chị em nên dùng chanh chà sạch trước khi sử dụng nước rửa chén.
4/ Dùng quần áo cũ làm giẻ lau
Rất nhiều chị em hiện nay có thói quen dùng quần áo cũ làm giẻ lau (lau chén, lau xoong chảo…) để tiết kiệm vừa xử lý được đóng quần áo cũ. Tuy nhiên trên thực tế không có gì đảm bảo quần áo cũ mà bạn mang ra làm giẻ lau ấy có thực sự sạch, một số loại vải cũng không có khả năng thấm hút tốt mà còn để lại cặn vải, bụi vải trên chén bát.
Cách xử lý: Bạn nên sử dụng các loại khăn lau chùi mới, nếu sử dụng áo cũ thì nên tiệt trùng trước đó bằng cách cho vào nồi đun sôi tầm 3-5 phút, sau đó vớt ra phơi ráo. Đừng quên vệ sinh giẻ lau thường xuyên để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
5/ Lạm dụng chất tẩy rửa
Ngược lại với thói quen lười dọn dẹp thì rất nhiều chị em lại khá kỹ tính, phải lau chùi nhà bếp thường xuyên cho sạch sẽ. Thậm chí không ít chị em có thói quen lạm dụng chất tẩy rửa, với quan niệm dùng càng nhiều càng sạch, chẳng hạn nước rửa chén, nước lau sàn… Tuy nhiên trên thực tế, dùng nhiều không hẳn sẽ sạch mà ngược lại nhiều hóa chất buộc phải sử dụng nhiều nước để làm sạch, nếu không làm sạch kỹ hóa chất tồn đọng trên chén bát đi vào cơ thể sẽ vô cùng nguy hiểm. Lạm dụng chất tẩy rửa cũng là sai lầm khi dọn dẹp nhà bếp.
>>> Xem thêm: 8 cách tẩy vết dầu mỡ lâu ngày trên quần áo hiệu quả
Cách xử lý: Chị em nên sử dụng với lượng vừa đủ hóa chất tẩy rửa. Ví dụ nước rửa chén nên dùng một ít cho ra chén hòa với nước tạo bọt sau đó nhúng miếng rửa chén vào để rửa, điều này vừa giúp chén bát sạch mà không cần phải tốn quá nhiều hóa chất.
6/ Tiếc đồ hư hỏng
Rất nhiều chị em có thói quen mua rất nhiều đồ dùng trong nhà, thấy thích là mua. Sau đó chất chồng, đến khi hư hỏng cũng tiếc không vứt bỏ, chẳng hạn chén bị sứt, dĩa nứt… Trên thực tếđây là sai lầm khi dọn dẹp nhà bếp, không nhiều người biết rằng vi khuẩn bám lại trên các kẽ nứt, sau đó tấn công vào cơ thể, tiềm ẩn nhiều căn bệnh nguy hiểm.
Cách xử lý: Chị em nên loại bỏ những đồ dùng đã hỏng hoặc có thể tái chế chúng thành nhiều vật dụng khác như chậu trồng cây. Đồng thời để không phải luyến tiếc đồ dùng, bạn nên tránh mua quá nhiều đồ dùng, chỉ nên sử dụng dụng cụ cơ bản, đa năng.
7/ Không mang găng tay cao su khi dọn dẹp
Rất nhiều chị em không có thói quen đeo găng tay cao su khi dọn dẹp vì họ cho rằng đeo găng vướng víu, khó có thể làm tốt công việc, thậm chí còn gây khó chịu vì cảm giác nóng bức khi mang. Đây là sai lầm khi dọn dẹp nhà bếp.
Tuy nhiên đây lại chính là nguyên căn của nhiều mầm bệnh. Cụ thể da tay tiếp xúc với hóa chất nhưng không được bảo vệ sẽ gây bào mòn da,gây kích ứng, với các trường hợp da tay mỏng tiếp xúc hóa chất tẩy mạnh tình trạng sẽ nguy hiểm hơn.
Bên cạnh đó, không đeo găng tay cao su cũng là sai lầm khi dọn dẹp nhà bếp, khiến đôi tay dễ bị tổn thương do các vật sắc nhọn như kéo, dao.. nhẹ thì rách da, chảy máu, nặng thì nhiễm trùng…
Cách xử lý: Để đảm bảo an toàn chị em nên đeo găng khi dọn dẹp. Với nguyên nhân chị em cảm thấy vướng víu, nóng bức khi mang găng hoàn toàn có thể xử lý với các dòng găng tay chất lượng như găng tay cao su Nam Long. Với thiết kế vừa vặn cùng in vân hoa tay sẽ giúp bạn cầm nắm vật dụng dễ dàng. Găng trơn láng dễ dàng tháo gỡ, găng không có mùi hôi khó chịu, sử dụng màu hữu cơ nên rất an toàn cho da tay và thực phẩm.
Lưu ý sau khi sử dụng, chị em nên treo ngược găng tay để khô ráo, tránh để găng ẩm ướt vừa gây khó chịu vừa tạo điều kiện để vi khuẩn sinh sôi.
Dọn dẹp thường xuyên giúp căn bếp trở nên sạch sẽ, gọn gàng. Tuy nhiên có những thói quen nhỏ ít để ý dẫn đến sai lầm khi dọn dẹp nhà bếp, lại tiềm ẩn nhiều mối nguy hiểm cho sức khỏe. Chính vì vậy, để đảm bảo an toàn cho bản thân và cả gia đình, chị em cần chú ý thay đổi các thói quen xấu, ít nhất là những thói quen kể trên.
>>> Xem thêm: Găng tay cao su công nghiệp đa năng dùng siêu bền bảo vệ an toàn cho đôi tay chị em khi dọn dẹp, vệ sinh nhà cửa